TƯ VẤN CHỨNG NHẬN GLOBALGAP THỰC HIỆN THEO QUY TRÌNH 5 BƯỚC
Tiêu chuẩn GlobalGAP được xem là một tiêu chuẩn rất đáng tin cậy trong việc chứng minh tính an toàn và bền vững của nguồn thực phẩm sản xuất từ nông trại. Khi có được chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP, doanh nghiệp như có thêm một tấm vé để đưa sản phẩm của mình vươn ra thị trường thế giới. Như vậy, khi áp dụng tiêu chuẩn này doanh nghiệp, nhà sản xuất cần thực hiện như thế nào? Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu các bước thực hiện chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP.
Tư vấn chứng nhận GlobalGAP
Bước 1: Khảo sát điều kiện ban đầu
1. Vị trí trại sản xuất
- Các trại nuôi giống phải ở gần nguồn nước (gần sông) và có vị trí giao thông thuận lợi.
- Kết cấu đất vững chắc, ngăn chặn sự rò rỉ, không bị sạt lở.
- Đất không bị nhiễm phèn nặng.
2. Cơ sở hạ tầng
- Cơ sở xây dựng nên có diện tích tối thiểu là 1 ha, trong đó diện tích ương và khu vực xử lý nước cấp – thoát tối thiểu chiếm 60%.
- Các khu vực tại trại giống: Ao ương, nuôi, khu vực xử lý nước cấp – nước thải, nhà kho, nhà vệ sinh, nhà nghỉ phải được bố trí thuận tiện cho quá trình sản xuất và đảm bảo an toàn dịch bệnh.
3. Cơ sở vật chất
- Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho hoạt động nuôi trồng thủy sản: Kính hiển vi, bộ test kiểm tra yếu tố môi trường,…
4. Nhân sự
- Cán bộ kỹ thuật của trại giống phải có giấy chứng nhận đã qua đào tạo hoặc bằng cấp chuyên môn về sản xuất giống hay kỹ thuật nuôi thủy sản.
- Công nhân kỹ thuật cũng phải được tập huấn kỹ thuật.
5. Vệ sinh
- Khu vực trại giống luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không nuôi gia súc, gia cầm, phòng trừ được địch hại (chuột, ếch,…).
Bước 2: Xây dựng hệ thống tài liệu Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GlobalGAP
1. Xây dựng kế hoạch HACCP
- Thực hiện xây dựng kế hoạch HACCP phù hợp cho mỗi đơn vị muốn được chứng nhận, dựa trên kế hoạch HACCP tổng thể (12 bước và 7 nguyên tắc).
7 nguyên tắc xây dựng HACCP
2. Xây dựng sổ tay chất lượng
- Mục đích của việc xây dựng sổ tay chất lượng nhằm tạo ra sản phẩm vệ sinh, an toàn, chất lượng luôn luôn đạt và vượt qua yêu cầu của khách hàng. Từ đó, xây dựng một thương hiệu chất lượng uy tín được Quốc tế công nhận và người tiêu dùng ưa chuộng. Ngoài ra, sản phẩm của mình sẽ có mặt rộng rãi trên cả thị trường trong và ngoài nước.
- Bên cạnh đó, sổ tay chất lượng còn thể hiện trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ của các bộ phận, nhận diện các quá trình và phương pháp thực hiện nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP.
3. Xây dựng quy trình kiểm soát tài liệu
- Mục đích để thực hiện và kiểm soát các loại tài liệu có liên quan ảnh hưởng đến chất lượng, nhằm đảm bảo cung cấp các tài liệu thích hợp, cần thiết, rõ ràng, dễ hiểu đến đúng người sử dụng.
4. Xây dựng quy trình kiểm soát hồ sơ
- Đưa ra cách thực hiện việc kiểm soát, nhận biết, bảo vệ, bảo quản, sử dụng, xác định thời gian lưu giữ và hủy bỏ các hồ sơ chất lượng.
5. Xây dựng quy trình khắc phục phòng ngừa
- Mục đích để khắc phục và phòng ngừa loại bỏ các nguyên nhân không phù hợp để ngăn ngừa sự tái diễn, đảm bảo sự khắc phục và phòng ngừa có hiệu quả nhằm cung cấp việc cải tiến tiến hệ thống chất lượng.
6. Xây dựng quy trình truy tìm nguồn gốc sản phẩm
- Nhằm đảm bảo tất cả các sản phẩm được minh bạch thông tin nguồn gốc rõ ràng, mọi lúc, mọi nơi để xử lý kịp thời khi cần thiết.
7. Xây dựng quy trình đánh giá chất lượng nội bộ
- Để cải tiến và đảm bảo hoạt động quản lý chất lượng của các cơ sở sản xuất được liên tục và phù hợp với kế hoạch đặt ra.
8. Xây dựng quy trình đào tạo
- Nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, hoàn thiện kỹ năng của từng thành viên, nhằm đáp ứng các đòi hỏi, yêu cầu quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
9. Xây dựng quy trình vệ sinh chuẩn SSOP
Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng cho hệ thống sản xuất.
- An toàn về nguồn nước
- An toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
- Kiểm soát dịch bệnh và động vật gây hại.
- Vệ sinh khu vực sản xuất và trang thiết bị dụng cụ.
- Biểu mẫu xử lý hóa chất rò rỉ
10. Xây dựng quy trình sản xuất
- Nhằm đảm bảo quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đạt chất lượng và uy tín. Quy trình này mô tả toàn bộ công đoạn trong quá trình sản xuất.
11. Xây dựng quy trình hiệu chuẩn
- Mục đích nhằm điều chỉnh trang thiết bị đo lường đạt chỉ số theo đúng chuẩn mực quy định.
12. Xây dựng quy trình quy định mua hàng hoá
- Để đảm bảo chất lượng hàng hoá mua vào đúng theo yêu cầu sử dụng trong hoạt động sản xuất.
13. Xây dựng quy trình xem xét hệ thống
- Nhằm xem xét hệ thống quản lý chất lượng khi có những thay đổi lớn ảnh hưởng đến an toàn và chất lượng thực phẩm để bảo đảm nó luôn phù hợp, thỏa đáng và có hiệu lực.
14. Xây dựng quy trình khiếu nại khách hàng
- Mục đích để xem xét và khắc phục những nguyên nhân trực tiếp gây nên sự không phù hợp cho sản phẩm, có thể ngăn ngừa việc tái xảy ra trong quá trình sản xuất.
15. Xây dựng quy trình đánh giá môi trường, rủi ro
- Nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, an toàn cho sản phẩm và cho sản xuất: an toàn lao động, an toàn cho sản phẩm
16. Xây dựng thủ tục quản lý an ninh
- Nhằm tổ chức quản lý an ninh và phòng ngừa các sự cố nhằm bảo vệ an toàn tính mạng con người, người ra vào trại, tài sản, hệ thống tài liệu, thư tín, cá nuôi của trại.
17. Sổ nhật ký theo dõi quá trình sản xuất
- Hệ thống lại tất cả các biểu mẫu ghi chép, sổ nhật ký này bao gồm tất cả các thông số kỹ thuật cần theo dõi trong suốt quá trình sản xuất.
18. Sổ tổng hợp các biểu mẫu mua hàng hóa và SSOP
- Nhằm hệ thống tất cả các hồ sơ liên quan đến an toàn vệ sinh và nguyên vật liệu mua vào.
Bước 3: Áp dụng quá trình sản xuất
1. Tuân thủ áp dụng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP và kế hoạch HACCP để kiểm soát quá trình sản xuất
- Kiểm soát đầu vào
- Kiểm soát an toàn lao động
- Kiểm soát trong quá trình sản xuất
- Kiểm tra đầu ra
Kiểm soát trong quá trình sản xuất
2. Tiến hành ghi chép đầy đủ các hồ sơ
- Sổ nhật ký theo dõi quá trình sản xuất
- Hồ sơ vệ sinh SSOP
- Hồ sơ theo dõi nhập xuất hàng hóa,…
Bước 4: Đánh giá nội bộ
Đánh giá nội bộ là đánh giá chéo giữa các cơ sở sản xuất. Gồm các bước:
- Lập danh sách các cơ sở đánh giá.
- Gởi thông báo, lịch đánh giá nội bộ (nội dung, thành phần, thời gian…).
- Làm việc với chủ cơ sở sản xuất.
- Kiểm tra hồ sơ ghi chép.
- Kiểm tra cơ sở sản xuất.
- Báo cáo kết quả đánh giá với Trưởng ban Global GAP (nhận xét, đề nghị).
- Trưởng ban quyết định có kế hoạch điều chỉnh lại kế hoạch cho phù hợp (khi phát hiện chưa phù hợp).
Bước 5: Đánh giá chính thức
- Mời chuyên viên đánh giá của Công ty có chức năng.
- Công ty gởi thông báo, lịch đánh giá chính thức.
- Trình tự đánh giá (như đánh giá nội bộ).
- Nếu sai lỗi, chuyên viên đánh giá sẽ nhắc nhở và đề nghị khắc phục trong vòng 28 ngày, sau khi khắc phục chuyên viên đánh giá sẽ tiến hành thẩm tra lại.
- Cấp giấy chứng nhận GlobalGAP. Giấy chứng nhận có giá trị trong vòng 1.0 năm kể từ ngày có quyết định chứng nhận.
- Tái chứng nhận để theo dõi sự phù hợp và quá trình cải tiến thường xuyên.
Trên đây là các bước cơ bản của một quy trình tư vấn chứng nhận GlobalGAP. Nếu bạn là nhà sản xuất quan tâm đến nông nghiệp sạch và đang tìm đơn vị tư vấn dịch vụ chứng nhận GlobalGAP, hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất.