Các yêu cầu đăng ký mã số vùng trồng chanh leo

Hiện nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc GACC đã có văn bản đồng ý nhập thí điểm quả chanh leo (chanh dây) Việt Nam từ tháng 07/2022.

cac-yeu-cau-dang-ky-ma-so-vung-trong-chanh-leo

Theo thỏa thuận của GACC và Việt Nam yêu cầu về mã số vùng trồng chanh leo phải tăng cường về quản lý đặc biệt là giám sát sinh vật gây hại, thực hành nông nghiệp tốt, kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất và phải được cấp mã số vùng trồng được phê duyệt bới Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) của Việt Nam và GACC.

Sau đây là các yêu cầu nhằm xây dựng vùng trồng để được cấp mã số vùng trồng chanh leo:

1. Yêu cầu chung:

  • Diện tích vùng trồng tối thiểu 10 ha.
  • Áp dụng và tuân thủ thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, Global G.A.P,…).
  • Thực hiện vệ sinh vùng trồng chanh leo.
  • Cách xa nguồn ô nhiễm.
  • Loại bỏ ngay những quả rụng và thối hỏng.
  • Vùng trồng phải được đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật (BVTV)- Bộ NN&PTNT (MARD) của Việt Nam và được phê duyệt bởi Cục BVTV và Tổng cục Hải Quan Trung Quốc (GACC).
  • Vùng trồng có quy trình sản xuất chung và sử dụng thống nhất một quy trình quản lý sinh vật gây hại. Vùng trồng có nhiều hộ nông dân tham gia thì phải có một đại diện vùng trồng.

cac-yeu-cau-dang-ky-ma-so-vung-trong-chanh-leo

  • Vùng trồng phải áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM/IPHM và đảm bảo kiểm soát tốt sinh vật gây hại ở mức độ phổ biến thấp.
  • Vùng trồng cần đảm bảo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón an toàn, hiệu quả, tiết kiệm theo quy định của Việt Nam và Trung Quốc.
  • Vùng trồng cần có biện pháp quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Việt Nam và Trung Quốc.
  • Người sản xuất trong vùng trồng được tập huấn ghi chép nhật ký canh tác và nhận biết được các sinh vật gây hại tại vùng trồng cũng như biện pháp phòng chống các đối tượng này.
  • Vùng trồng phải được điều tra định kỳ bởi cơ quan Bảo vệ thực vật ở địa phương về sinh vật gây hại và kết quả điều tra được lưu thành văn bản.
  • Vùng trồng được giám sát trong suốt cả năm.
  • Tất cả vùng trồng đã đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc.

2. Yêu cầu về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón

  • Vùng trồng chỉ được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, đảm bảo không sử dụng các hoạt chất cấm theo quy định của nước nhập khẩu.
  • Vùng trồng tuân thủ quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 04 đúng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất và đảm bảo thời gian cách ly để đảm bảo dư lượng không vượt ngưỡng cho phép của nước nhập khẩu.
  • Khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
  • Vùng trồng có biện pháp thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đã qua sử dụng theo quy định.

3. Yêu cầu về an toàn thực phẩm:

  • Cơ quan chuyên ngành về bảo vệ thực vật của địa phương chủ trì và phối hợp với vùng trồng xây dựng và thực hiện chương trình giám sát an toàn thực phẩm của địa phương.

4. Yêu cầu về ghi chép hồ sơ:

  • Tất cả vùng trồng phải lưu giữ hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật gây hại, hồ sơ này sẽ được cung cấp cho GACC khi có yêu cầu, bao gồm: Quy trình sản xuất, sổ nhật ký canh tác, biên bản kiểm tra/giám sát, hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật gây hại.
  • Các tác động lên cây trồng trong một vụ canh tác cần ghi chép lại thông tin và được hồ sơ hóa thành sổ nhật ký canh tác đảm bảo đầy đủ các thông tin sau:
    • Giai đoạn phát triển của cây trồng.
    • Sinh vật gây hại phát hiện trong quá trình chăm sóc cây trồng hoặc điều tra.
    • Nhật ký sử dụng phân bón: ngày tháng, loại phân bón, tổng lượng sử dụng, phương pháp sử dụng.
    • Nhật ký sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: ngày xử lý, tên thương mại, tên hoạt chất, đối tượng phòng trừ, liều lượng.
    • Ghi chép thông tin liên quan đến việc thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm: sản lượng dự kiến, sản lượng thực tế, thông tin người mua, cơ sở đóng gói và mã số cơ sở đóng gói (nếu có).
    • Các hoạt động khác (nếu có).
  • Vùng trồng có thể sử dụng hồ sơ ghi chép của VietGAP, Global G.A.P, các loại GAP khác hoặc hồ sơ chứng nhận sản xuất hữu cơ hoặc chứng nhận khác nhưng phải đảm bảo đầy đủ các thông tin yêu cầu của nước nhập khẩu của nước nhập khẩu trong sổ nhật ký nêu trên.
  • Sổ nhật ký canh tác có thể được lập chung cho cả vùng trồng hoặc riêng cho từng hộ sản xuất tham gia trong vùng trồng.
  • Nhật ký canh tác có thể dùng bản giấy hoặc bản điện tử.
  • Trong trường hợp địa phương có xây dựng hệ thống dữ liệu điện tử về nhật ký canh tác thì phải phù hợp với định dạng của cơ sở dữ liệu quốc gia về vùng trồng và cơ sở đóng gói.

5. Yêu cầu về quản lý sinh vật gây hại:

cac-yeu-cau-dang-ky-ma-so-vung-trong-chanh-leo

  • Vùng trồng phải áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), hoặc biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp( IPHM) hoặc các tiến bộ kỹ thuật khác.
  • Cần theo dõi tình hình sinh vật gây hại thường xuyên; Có biện pháp quản lý cụ thể cho từng nhóm sinh vật gây hại theo nông sản và phải thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
  • Quản lý sinh vật gây hại theo yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Trong trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật phải có biện pháp quản lý để đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.
  • Phải áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), bao gồm giám sát sinh vật gây hại, phòng trừ bằng hóa chất sinh học và các biện pháp canh tác khác.
  • Có các biện pháp phòng trừ và quản lý sinh vật gây hại, bao gồm điều tra và giám sát sinh vật gây hại, biện pháp vật lý, biện pháp hóa học hoặc biện pháp sinh học.
  • Sử dụng bẫy pheromone hoặc bẫy dính màu vàng để giám sát ruồi đục quả B.correcta – Kiểm tra sự xuất hiện của các loài rệp sáp trên quả, cành, thân và lá.
  • Đối với nấm Lasiodiplodia theobromae và nấm Globisporangium splendens. Nếu phát hiện triệu chứng bệnh nghi ngờ do 02 loài nấm trên gây ra thì phải gửi mẫu đến phòng thử nghiệm để tiến hành giám định.
  • Trong trường hợp phát hiện thấy các loài đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc triệu chứng các loài đó, cần áp dụng ngay các biện pháp phòng trừ, bao gồm biện pháp hóa học và vật lý để kiểm soát quần thể dịch hại hoặc duy trì vùng trồng dịch hại ít phổ biến.
  • Việc theo dõi và phòng trừ sinh vật và dịch bệnh gây hại phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật có chuyên môn và phải được đào tạo bởi MARD hoặc các cơ sở đào tạo được MARD ủy quyền.

6. Vệ sinh vùng trồng:

  • Vệ sinh vùng  trồng, dọn sạch tàn dư, loại bỏ ngay những quả rụng và thối hỏng.
  • Cách xa nguồn ô nhiễm

7. Giám sát dịch hại:

cac-yeu-cau-dang-ky-ma-so-vung-trong-chanh-leo

  • Để xuất khẩu quả chanh leo tươi của Việt Nam sang Trung Quốc, Việt Nam cần thực hiện giám sát vùng trồng chanh leo theo Tiêu chuẩn quốc tế về kiểm dịch thực vật số 6 – Giám sát dịch hại (ISPM 6, 2018). Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD) tiến hành giám sát theo các quy trình kiểm tra và giám sát đối với các loài sinh vật gây hại mà phía Trung Quốc quan tâm gồm:

cac-yeu-cau-dang-ky-ma-so-vung-trong-chanh-leo

  • Sau khi phát hiện thấy các loài sinh vật gây hại mà phía Trung Quốc quan tâm, cần thực hiện ngay các biện pháp kiểm soát hóa học hoặc vật lý.
  • Tất cả vùng trồng phải lưu giữ hồ sơ giám sát và kiểm soát dịch hại, hồ sơ này sẽ được cung cấp cho GACC khi có yêu cầu.

Tin tức liên quan

0901981789