Tư vấn cấp mã số vùng trồng chanh leo xuất khẩu Trung Quốc

Chanh leo ngoài ăn tươi, các sản phẩm chế biến từ chanh leo cũng được người tiêu dùng các thị trường ưa chuộng. Sau Châu Âu, thị trường Trung Quốc đang là đối tác lớn nhập khẩu chanh leo của Việt Nam. Một trong những tiêu chuẩn để xuất khẩu chanh leo vào Trung Quốc là thiết lập cấp mã số vùng trồng chanh leo cũng như mã số cơ sở đóng gói chanh leo.

tu-van-cap-ma-so-vung-trong-chanh-leo

Trong bài viết này của Chất Lượng Việt sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết quy trình tư vấn cấp mã số vùng trồng chanh leo để xuất khẩu chính ngạch Trung Quốc. Cùng tham khảo nhé!

Mã số vùng trồng là gì?

Mã số vùng trồng (Mã số đơn vị sản xuất) (PUC – Production Unit Code) là mã số định danh cho một vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm đảm sự an toàn của nông sản trong từng giai đoạn từ trước và sau thu hoạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản.

Mã số vùng trồng được cấp cho vùng trồng nông sản có sự kết hợp các ký tự và mã số như sau: Mã quốc gia; mã tỉnh, thành phố; mã quận, huyện; mã xã, phường và số thứ tự theo danh sách mã do Cục Bảo vệ thực vật phê duyệt và cấp. Mã số vùng trồng là điều kiện bắt buộc cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu.

tu-van-cap-ma-so-vung-trong-chanh-leoĐịnh nghĩa mã số vùng trồng chanh leo (chanh dây) là gì?

Vùng trồng chanh leo ở đây có nghĩa là một vùng sản xuất chủ yếu một loại cây trồng là chanh leo, hoặc tùy theo yêu cầu của nước nhập khẩu sẽ bao gồm một hoặc nhiều điểm sản xuất. Chanh leo là loại quả thứ 10 của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Theo quy định, nếu chưa được cấp mã số vùng trồng thì chanh leo không được phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Tư vấn cấp mã số vùng trồng chanh leo xuất khẩu

Bước 1: Đăng ký cấp mã số vùng trồng chanh leo

Cơ sở gửi tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số vùng trồng và hồ sơ chi tiết về Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV.

Bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm có:

  • Đơn xin cấp mã số vùng trồng.
  • Giấy đăng ký kinh doanh.
  • Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
  • Giấy chứng nhận VietGAP cho vùng trồng xin cấp mã số (nếu có).

Bước 2: Khảo sát vùng trồng chanh leo

  • Chuyên gia Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV sẽ đến trực tiếp khảo sát tại vùng trồng chanh leo xin cấp mã số, đưa ra các góp ý cho cơ sở đáp ứng quy định về thiết lập vùng trồng.
  • Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của nước nhập khẩu, cán bộ của Cơ quan BVTV nước nhập khẩu có thể đi theo để cùng đánh giá.
  • Chuyên gia kỹ thuật đến kiểm tra thực địa, với một số yêu cầu cơ bản như: Vùng trồng phải theo hướng VietGAP (tuy nhiên không bắt buộc phải có giấy chứng nhận VietGAP), nhất là đảm bảo vệ sinh đồng ruộng; sử dụng thuốc BVTV, quản lí dịch bệnh,…
  • Hỗ trợ khắc phục các nội dung chưa phù hợp.

tu-van-cap-ma-so-vung-trong-chanh-leoQuy trình 4 bước cấp mã số vùng trồng chanh leo

Bước 3: Phê duyệt cấp mã số vùng trồng

  • Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành thẩm định và cấp mã số cho vùng trồng đạt yêu cầu, và gửi thông tin chi tiết mã số đã cấp cho nước nhập khẩu.
  • Sau khi nước nhập khẩu phê duyệt, Cục Bảo vệ thực vật sẽ thông báo và gửi mã số cho Chi Cục BVTV hoặc Chi Cục Trồng trọt và BVTV tỉnh để quản lý và giám sát vùng trồng đã được cấp mã số.
  • Trong trường hợp vùng trồng chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn, Cục BVTV sẽ chỉ đạo các biện pháp khắc phục. Cơ sở xin cấp có thể tiếp tục đăng ký sau khi đã hoàn thiện các yêu cầu còn thiếu.

Bước 4: Bàn giao mã số vùng trồng

  • Sau khi Chi cục BVTV hoặc Chi Cục Trồng trọt và BVTV tỉnh nhận được thông báo, sẽ thực hiện gửi thông báo về cho cơ sở đã được cấp mã số vùng trồng.
  • Chi cục BVTV hoặc Chi Cục Trồng trọt và BVTV tỉnh phụ trách đánh giá giám sát định kỳ tại vùng trồng.

Cơ quan quản lý và cấp mã số vùng trồng chanh leo?

  • Cục Bảo vệ Thực vật là cơ quan cấp, thu hồi và hủy mã số vùng trồng.
  • Cục BVTV sẽ thông báo và thực hiện việc xác nhận mã số vùng trồng với nước nhập khẩu.

Thời hạn hiệu lực mã số vùng trồng chanh leo?

Hiện nay, vẫn chưa có quy định nào cụ thể về hiệu lực mã số vùng trồng là bao nhiêu năm. Tuy nhiên, trong TCCS 774:2020/BVTV có yêu cầu là trước mỗi vụ thu hoạch, các mã số vùng trồng cần đăng ký lại, trong trường hợp không đăng ký lại thì mã số sẽ bị thu hồi.

Sau khi được cấp mã số vùng trồng, Chi cục bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ chịu trách nhiệm quản lý và giám sát vùng trồng được cấp mã số.

Hoạt động giám sát sau cấp mã số vùng trồng:

  • Tự giám sát: do cơ sở tự thực hiện. Cơ sở phải thường xuyên tổ chức tự giám sát và duy trình theo các tiêu chí thiết lập vùng trồng.
  • Giám sát định kỳ: do Chi cục BVTV hoặc Chi Cục Trồng trọt và BVTV tỉnh thực hiện. Sẽ có thông báo về cho cơ sở trước khi đánh giá giám sát định kỳ (định kỳ tối thiểu 1 lần/vụ).
  • Kiểm tra đột xuất: do Cục BVTV thực hiện.

Hy vọng sau khi đọc bài viết trên, các bạn đã biết được mã số vùng trồng là gì và quy trình cấp mã số vùng trồng chanh leo được thực hiện như thế nào. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc của thị trường Trung Quốc.

Chất Lượng Việt chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn cấp chứng nhận trọn gói các Hệ thống quản lý chất lượng ISO; Tư vấn chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế (VietGAP, Organic, GlobalG.A.P.,…), Hợp chuẩn/hợp quy; Truy xuất nguồn gốc;… Hãy theo dõi trang web của Chất Lượng Việt để tham khảo thêm nhiều bài viết mới nhé!

Xem thêm:

Tin tức liên quan

0901981789