Certificate of Origin là chứng từ phổ biến và vô cùng quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hoá, chúng dùng để xác định xuất xứ của loại hàng hoá, từ đó doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể được hưởng những chính sách ưu đãi thuê nếu mặt hàng có trong danh mục ưu đãi theo thoả thuận thương mại giữa hai quốc gia. Vậy Certificate of Origin là gì và phải xin chứng từ này ở đâu mới hợp pháp? Cùng Viet Quality theo dõi ngay bài viết để tìm hiểu nhé.
Certificate of Origin là gì?
Certificate of Origin viết tắt là C/O hay được biết với tên gọi gọi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá là một văn bản được cấp bởi tổ chức, cơ quan có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ của loại hàng xuất khẩu. Giấy xác nhận sẽ được cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan đến xuất xứ nhằm chỉ rõ về nguồn gốc của loại hàng hoá đó. Tại Việt Nam, phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam (VCCI) thường là nơi cung cấp chứng nhận nơi sản xuất hoặc nơi khai thác ra loại hàng xuất khẩu. Riêng với các loại hàng nhập khẩu thì giấy này sẽ do quốc gia, vùng lãnh thổ của hàng xuất khẩu cung cấp theo quy định.

Mục đích của việc cấp Certificate of Origin
Hiện nay Certificate of Origin – C/O được cấp cho hàng hoá khi xuất nhập khẩu với các mục đích chính là:
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hưởng những ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu: Việc xác định nguồn gốc và xuất xứ của loại hàng hoá sẽ giúp doanh nghiệp hưởng những ưu đãi có trong thoả thuận thương mại ký kết giữa các quốc gia.
- Áp dụng thuế trợ giá và thuế chống bán phá giá: Nếu xảy ra trường hợp hàng hoá của một nước xuất khẩu được bán phá giá tại một thị trường khác thì thông qua việc xác định xuất xứ của hàng hoá thì việc áp dụng thuế chống phá giá và thuế trợ giá sẽ có hiệu quả và khả thi hơn.
- Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định được xuất xứ của hàng hoá sẽ giúp cho việc biên soạn số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc một khu vực sẽ trở nên đơn giản hơn.
- Ngoài ra C/O còn có khả năng đẩy mạnh xúc tiến thương mại giữa các quốc gia, khu vực hoặc lãnh thổ.

Tìm hiểu thêm Giấy chứng nhận chất lượng và những thông tin bạn nên biết
Đặc điểm của Certificate of Origin
Dựa trên những mục đích của giấy chứng nhận C/O ở trên, những đặc điểm có thể kể đến của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá có thể kể đến như:
C/O cấp cho hàng hoá xuất nhập khẩu:
- Chỉ những hàng hoá tham gia lưu thông quốc tế và số hàng đó đã được mặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu mới có thể được cấp Certificate of Origin. Theo đó, những hàng hoá có đầy đủ các thông tin bao gồm: Người gửi, người nhận, cách đóng hàng hoá, số lượng, trọng lượng, trị giá, nơi xếp dỡ, phương tiện vận chuyển sẽ được cấp C/O.
- Theo thông lệ quốc tế thì chứng nhận C/O sẽ được cấp vào trước hoặc sau ngày giao hàng. Thông thường thì C/O sẽ được cấp trong quá trình làm thủ tục tại hải quan để xuất khẩu hoặc đã hoàn tất thủ tục và đang nhờ nhập khẩu. Nếu muốn cấp trước thì phải đảm bảo phản ánh được xuất xứ của lô hàng xuất khẩu một cách cụ thể.
C/O được cấp phải được xác định theo quy tắc xuất xứ cụ thể và quy tắc này phải được chấp nhận và thừa nhận bởi nước nhập khẩu
- C/O được cấp chỉ có ý nghĩa thực sự khi nó được cấp dựa trên việc tuân thủ theo quy tắc xuất xứ đã được nước nhập khẩu chấp nhận. Quy tắc xuất xứ được áp dụng có thể là quy tắc của nước cấp C/O hoặc quy tắc của nước nhập khẩu.
- C/O được cấp thông qua quy tắc xuất xứ nào thì khi nhập khẩu hàng vào nước nhập khẩu sẽ được hưởng các ưu đãi tương ứng nếu có. Để xác định giấy chứng nhận được cấp theo quy tắc nào thì thường chúng sẽ được quy định về tên và mẫu cụ thể.

Nội dung cơ bản của Certificate of Origin là gì?
Certificate of Origin – C/O bao gồm những nội dung cơ bản dưới đây:
- Loại mẫu C/O: Đây là phần thông tin giúp mọi người nhận biết được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá được cấp theo quy tắc xuất xứ cụ thể tương ứng.
- Tên cùng với địa chỉ của người xuất nhập khẩu.
- Các tiêu chí về vận tải bao gồm tên hàng hoá, số lượng, loại hàng, trọng lượng,….
- Các tiêu chí về xuất xứ hàng hoá gồm tiêu chí xuất xứ, nước xuất khẩu.
- Xác nhận cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu.

Khám phá ngay CSR là gì? Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện CSR?
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có mấy loại? Có những mẫu C/O nào
Với giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin), hiện đang có 2 loại chính và 7 mẫu cơ bản. Cụ thể:
Các loại Certificate of Origin
- C/O cấp trực tiếp: Được trực tiếp cấp bởi nước xuất khẩu, xuất xứ của loại hàng hoá đó.
- C/O giáp lưng (back to back C/O) được gián tiếp cấp bởi nước xuất khẩu nhưng không phải là nước xuất xứ. Trong trường hợp này thì nước xuất khẩu gọi là nước lai xứ.
Dựa trên nguyên tắc thì chỉ có nước xuất xứ của hàng hoá mới có quyền cấp C/O. Tuy nhiên không phải loại mặt hàng nào cũng đi trực tiếp từ nước xuất xứ đến nước nhập khẩu mà có khi phải thông qua các trung gian. Bởi vì hàng hoá được xuất khẩu có thể theo mạng lưới phân phối của nhà sản xuất hoặc do hàng hoá đang được mua đi bán lại ở nhiều quốc gia. Vì thế, để thuận lợi cho việc vận chuyển thì một số quốc gia đã cho phép cấp C/O giáp lưng trên cơ sở C/O gốc của nước xuất xứ cho các loại hàng hoá nhập khẩu vào nước và xuất khẩu. Cụ thể ở Việt Nam, theo quy chế cấp C/O hiện hành thì sẽ có một số C/O ưu đãi đặc biệt được cấp dưới dạng C/O giáp lưng.
Một số mẫu C/O phổ biến
Hiện nay có những mẫu C/O phổ biến như sau:
C/O cấp theo quy tắc xuất xứ không ưu đãi:
- C/O mẫu B dành cho hàng xuất khẩu
- C/O cho hàng cà phê theo quy định của Tổ chức cà ohee thế giới
C/O cấp theo quy tắc xuất xứ ưu đãi:
- C/O mẫu A cấp cho hàng xuất khẩu đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
- C/O mẫu D thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu chung CEPT giữa các nước ASEAN.
- C/O mẫu E dành cho C/O ASEAN – Trung Quốc.
- C/O mẫu AK dành cho C/O ASEAN – Hàn Quốc.
- C/O mẫu S dành cho C/O Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia.
- C/O hàng dệt thủ công mỹ nghệ (Việt Nam – Eu),…

Xin C/O ở đâu?
Certificate of Origin hiện nay chỉ được cấp bởi những cơ quan có thẩm quyền, tại Việt Nam, Bộ Công Thương chính là cơ quan có đủ thẩm quyền để cấp chứng nhận theo quy định. Một số cơ quan sẽ được uỷ quyền để thực hiện công việc này và mỗi cơ quan se thực hiện cấp các loại chứng nhận C/O nhất định cụ thể như:
- Phòng Thương mại & Công nghệ Việt Nam (VCCI) được quyền cấp các mẫu C/O A, B,…
- Các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương được phép cấp các mẫu C/O D, E, AK,…
- Các Ban quản lý khu chế xuất – khu công nghiệp được được cấp mẫu C/O D, E, AK,…

Xem thêm Nhân viên QC là gì? Đâu là những kỹ năng mà một QC nên có
Thông qua những chia sẻ cụ thể ở trên về Certificate of Origin là gì, Viet Quality hy vọng rằng kiến thức trên thực sự hữu ích và giúp ích cho bạn trong quá trình làm việc. Hãy tiếp tục theo dõi chúng mình để cập nhật thêm những kiến thức thú vị ở các ngành cùng những thông tin hữu ích khác nhé.