Một trong những điểm đáng nói đến trong công tác bảo tồn bềnh vững là tầm quan trọng của việc sử dụng gỗ từ nguồn rừng bềnh vững. Theo Ủy Ban Lâm nghiệp Anh, nạn phá rừng là nguồn khí thải lớn thứ 2 trên thế giới gây ra hiệu ứng nhà kính. Nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực lên môi trường, các kiến trúc sư, kiến trúc sư thiết kế phong cảnh, các nhà phát triển và các nhà thầu được khuyến khích tìm kiếm các nguồn nguyên liệu từ các khu rừng được quản lý theo cách bền vững. Ở các khu rừng như thế, khi những cây lớn bị đốn hạ, cây con sẽ được trồng mới.
Chứng nhận Tiêu chuẩn rừng FSC
Hiện nay, trên thế giới có hơn 50 chương trình chứng nhận tập trung vào các loại rừng khác nhau. Trong đó, được biết đến nhiều nhất vẫn là Chứng nhận Tiêu chuẩn rừng FSC.
Chứng nhận Tiêu chuẩn rừng FSC là gì?
FSC – Forest Stewardship Council (Hội đồng quản lý rừng) là tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1993 tại Canada, tổ chức FSC hoạt động một cách độc lập, phi lợi nhuận.
Năm 1994 ban thư ký của Hội đồng quản lý rừng -FSC được đặt ở Oaxaca-Mexico, cũng vào năm này Hội đồng quản lý rừng – FSC đã đưa ra các nguyên tắc và tiêu chí về hoạt động quản lý và khai thác rừng. Tới năm 1996 thì các nguyên tắc và tiêu chí này được phê duyệt. Hiện nay, FSC đưa ra 10 nguyên tắc và 56 chuẩn mực chung.
Năm 2003 trụ sở Hội đồng quản lý rừng – FSC được đặt tại Bonn của Đức.
Các hoạt động và nhiệm vụ của FSC
Các hoạt động chính:
- Hình thành hệ thống pháp lý.
- Cung cấp các giải pháp.
- Xác định và công nhận các tổ chức chứng nhận.
- Cung cấp nhãn FSC, các chương trình Marketing và thông tin liên quan.
Các nhiệm vụ của FSC:
- Phù hợp với môi trường: Việc trồng và khai thác rừng phải duy trì được đa dạng sinh học và sự phát triển của hệ sinh thái.
- Lợi ích xã hội: Tham gia quản lý rừng bền vững sẽ giúp dân địa phương và xã hội phát triển, duy trì lợi ích lâu dài.
- Hiệu quả kinh tế: Không lãng phí nguồn tài nguyên và hệ sinh thái của cộng đồng.
Nội dung têu chuẩn quản lý rừng bềnh vững – FSC
Tiêu chuẩn quản lý rừng FSC được phân ra thành 3 loại chứng nhận cụ thể:
- FSC-FM (Forest Management certification): Chứng nhận về quản lý rừng. Chứng chỉ FSC-FM dành cho các đơn vị trồng và khai thác rừng. Chứng nhận khu rừng/ đơn vị quản lý rừng xác định đã tuân thủ theo 10 nguyên tắc FSC phù hợp các nguyên tắc về môi trường, kinh tế, xã hội.
- FSC- CoC (Chain of Custody certification): Chứng nhận về chuỗi hành trình sản phẩm. Chứng chỉ FSC – CoC dành cho các đơn vị chế biến các sản phẩm từ rừng. Chứng nhận hệ thống quản lý cho các đơn vị sản xuất, chế biến và thương mại những sản phẩm từ rừng được chứng nhận FSC. Xác nhận nguyên liệu hay sản phẩm FSC được tách biệt với các sản phẩm, nguyên liệu khác trong quá trình quản lý và gán nhãn.
- FSC-CW (Controlled Wood): Chứng nhận gỗ có kiểm soát FSC,chứng nhận hệ thống quản lý cho các đơn vị quản lý rừng hay sản xuất, chế biến và thương mại những nguồn gỗ theo tiêu chuẩn kiểm soát FSC. Gỗ có kiểm soát FSC là nguồn gỗ được FSC chấp nhận là có kiểm soát để loại trừ với 5 nguồn gỗ không được chấp nhận.
10 nguyên tắc của FSC:
- Tuân thủ theo pháp luật
- Quyền và trách nhiệm với việc sử dụng và sở hữu
- Quyền của người bản xứ
- Mối quan hệ cộng đồng và quyền của người lao động
- Các lợi ích từ rừng
- Tác động về môi trường
- Kế hoạch quản lý
- Giám sát và đánh giá
- Duy trì các khu rừng có giá trị bảo tồn cao
- Các khu rừng trồng (hạn chế khai thác trắng)
Các bước để chứng nhận tiêu chuẩn rừng FSC
Bước 1: Liên hệ với Viet Quality. Bạn cung cấp cho Viet Quality các thông tin cần thiết về hoạt động của bạn chúng tôi sẽ lên các thủ tục và đơn giá chứng nhận FSC cho bạn.
Bước 2: Tiến hành đánh giá chứng nhận. Sau khi sắp xếp thời gian thống nhất giữa hai bên, Viet Quality và đối tác sẽ tiến hành đánh giá tại khách hàng.
Bước 3: Sau khi làm việc với Viet Quality và đối tác của Viet Quality, nếu các hoạt động của bạn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của FSC thì bạn sẽ được cấp chứng chỉ FSC.
Chứng chỉ FSC có giá trị trong vòng 5 năm, trong thời hạn của chứng chỉ Viet Quality sẽ tiến hành đánh giá giám sát hằng năm để đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu của FSC trong tổ chức của bạn (đánh giá giám sát 4 lần trong vòng 5 năm).
Đơn vị nào cần chứng nhận tiêu chuẩn rừng FSC?
- Tiêu chuẩn FSC được áp dụng cho tất cả tổ chức, không phân biệt loại hình, địa điểm, quy mô,…
- Các lâm trường, nông trường, tổ chức, cá nhân, đơn vị trồng và khai thác rừng.
- Các đơn vị vận chuyển, chế biến các sản phẩm từ rừng (chế biến lâm sản).
Hiện nay, Việt Nam mới có hơn 169,704 ha với 13 chứng chỉ được cấp (tính tới 10/2015 theo thống kê của Vụ Quản lý sản xuất Lâm nghiệp) trong tổng số 3,556,300 ha rừng trồng(thống kê năm 2013 của Cục Thống kê). Diện tích rừng được chứng nhận FSC-FM mới chiếm 4.77% trữ lượng rừng trồng toàn quốc. Do đó nhu cầu về thị trường cực kỳ lớn. Theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, cả nước có ít nhất 30% diện tích đất rừng được cấp chứng chỉ FSC.
Chuyên gia của Viet Quality sẽ trực tiếp đánh giá FSC tại địa chỉ của khác hàng. Khi sử dụng dịch vụ của Viet Quality, phần chi phí bạn bỏ ra để chứng nhận FSC sẽ ít tốn kém hơn so với làm việc trực tiếp chuyên gia của tổ chức nước ngoài. Đây chính là một bước đột phá của việc đánh giá chứng nhận FSC.
Nếu các bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về Chứng nhận tiêu chuẩn rừng FSC tại Việt Nam. Vui lòng liên hệ: 0901.981.789 hoặc truy cập website: clv.vn để được tư vấn.