Giấy tờ công chứng có giá trị bao lâu? Các quy định của pháp luật

Giấy tờ công chứng có giá trị bao lâu là thắc mắc của rất nhiều bạn trong thời gian gần đây. Đây là việc của công chứng viên tiến hành chứng thực một văn bản, giấy tờ có nội dung và hình thức đúng với bản chính đã được các các cá nhân và tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Để hiểu rõ hơn về giấy tờ công chứng cũng như giá trị của chúng, mời các bạn cùng theo dõi bài viết này của Chất Lượng Việt nhé!

Giấy tờ công chứng bản sao từ bản chính là gì?

Theo khoản 1 của Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về việc cấp bản sao từ sổ gốc, công chứng bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và hợp đồng, giao dịch giấy tờ công chứng bản sao từ bản chính được định nghĩa như sau: Công chứng bản sao từ bản chính là việc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được quy định tại Nghị định này dựa vào bản chính để có thể chứng thực bản sao đúng với bản chính.

giay to cong chung co gia tri bao lau
Công chứng bản sao từ bản chính là việc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực

Đừng bỏ lỡ: 7 Nguyên tắc quản lý chất lượng và cách áp dụng hiệu quả

Giấy tờ công chứng có giá trị bao lâu?

Theo luật Công chứng vào năm 2014 và Nghị định vào ngày 23/2015/NĐ-CP cũng như các quy định trước đó về việc công chứng đều không quy định cụ thể về giấy tờ công chứng có giá trị bao lâu. Do đó, về nguyên tắc bản sao được công chứng sẽ có giá trị vô thời hạn.

Dựa vào góc độ thực tiễn, bản sao đã được công chứng chia thành hai loại:

  • Bản sao “vô hạn”: Đây là bản sao được chứng thực từ gồm bảng điểm, giấy phép lái xe mô tô, bằng cử nhân,… có giá trị vô hạn, trừ các trường hợp bản chính bị thu hồi hay hủy bỏ.
  • Bản sao “hữu hạn”: Đây là bản sao được chứng thực dựa vào các loại giấy tờ được xác định thời hạn như: Phiếu lý lịch tư pháp (trong 6 tháng), Giấy chứng minh nhân dân (trong 15 năm), Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân (6 tháng),… bản sao sẽ có giá trị sử dụng trong thời hạn của bản gốc còn hạn sử dụng. Nhưng giá trị chứng cứ bản sao đối với trường hợp này vẫn còn vì nó giúp xác nhận các sự kiện pháp lý đã được xảy ra trong quá khứ.

Thông thường, những tài liệu sẽ có sự biến động, thay đổi trong quá trình sử dụng, cán bộ thụ lý sẽ có quyền yêu cầu sự xuất trình bản chính (bản gốc) để có thể đối chiếu chứ sẽ không có quyền yêu cầu nộp bản sao mới.

giay to cong chung co gia tri bao lau
Không quy định cụ thể về giấy tờ công chứng có giá trị bao lâu

Quy định pháp luật về giấy tờ công chứng

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về bản sao đã được công chứng từ bản chính sẽ có giá trị sử dụng thay cho bản chính, trừ các trường hợp pháp luật được quy định khác.

  • Bản sao của giấy tờ công chứng có giá trị bao lâu được quy định: Có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong những giao dịch, trừ trường hợp pháp luật đưa ra quy định khác.
  • Bản sao đã được công chứng từ bản chính quy định của Nghị định trên: Có giá trị sử dụng thay thế cho bản chính được dùng để đối chiếu chứng thực trong mọi giao dịch, trừ trường hợp pháp luật đưa ra quy định khác

Qua đó có thể thấy, công chứng giấy tờ chưa phải là khái niệm đúng mà chỉ là cách gọi được thường được nhiều người sử dụng để chỉ việc chứng thực một văn bản, hình thức, giấy tờ có nội dung đúng với bản chính và sẽ được áp dụng trong các trường hợp trên. Bên cạnh đó, thời hạn của giấy tờ công chứng theo nghị định trên đều không quy định về cụ thể giấy tờ công chứng có giá trị bao lâu.

giay to cong chung co gia tri bao lau
Bản sao đã được công chứng từ bản chính sẽ có giá trị sử dụng thay cho bản chính

Xem thêm: 6 Quy trình bắt buộc của iso 9001 – Các bước áp dụng hiệu quả

Các cơ quan công chứng và chứng thực giấy tờ

Theo Luật về Công chứng, khi công chứng hợp đồng và giao dịch hoặc bản dịch sẽ chỉ được thực hiện ở phòng công chứng hay ở văn phòng công chứng. Đối với việc công chứng giấy tờ bạn có thể đến một trong số cơ quan sau:

  • Phòng Tư pháp huyện: Thực hiện chứng thực bản sao của cơ quan Việt Nam, nước ngoài hay Việt Nam liên kết cùng với nước ngoài cấp hoặc đã chứng nhận. Với trường hợp này, người ký chứng thực phải là Phó trưởng phòng Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã: Thực hiện việc chứng thực giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp hoặc chứng nhận. Người đảm nhận việc ký trong trường hợp này phải là Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND cấp xã.
  • Cơ quan đại diện: Thực hiện việc chứng thực bản sao của cơ quan Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết cùng với nước ngoài cấp hoặc đã chứng nhận. Với trường hợp này người ký phải là viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự.
  • Văn phòng công chứng: Thực hiện chứng thực bản sao của cơ quan Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết cùng với nước ngoài cấp hoặc đã chứng nhận. Đối với việc ký kết phải do Công chứng viên ở tổ chức hành nghề thực hiện (theo Điều 5 của Nghị định 23 vào năm 2015).
giay to cong chung co gia tri bao lau
Đối với việc công chứng giấy tờ bạn có thể đến một trong số cơ quan theo quy định

Tìm hiểu về 12 nhóm ngành dịch vụ mới nhất 2023, chi tiết: https://clv.vn/12-nhom-nganh-dich-vu/

Qua bài viết chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc giấy tờ công chứng có giá trị bao lâu cũng như những kiến thức liên quan khác. Hy vọng với những thông tin này bạn có thể áp dụng tốt trong cuộc sống và công việc của mình. Trong quá trình tìm hiểu nếu có điều gì vướng mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với Chất Lượng Việt để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!

Tin tức liên quan

0901981789