7 Nguyên tắc quản lý chất lượng được xem là nền tảng cốt lõi của tiêu chuẩn ISO 9001. Nói một cách dễ hiểu, đây là cơ sở nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng vận hành đúng hướng và hoàn thiện hơn, từ đó tạo ra nhiều giá trị thiết thực cho doanh nghiệp. Trong bài viết này Chất Lượng Việt sẽ giới thiệu cụ thể về 7 nguyên tắc này cùng với cách áp dụng hiệu quả
Nguyên tắc 1: Hướng đến khách hàng
Việc đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và có thể vượt qua sự mong đợi đó là trọng tâm chính của mọi hệ thống quản lý chất lượng, đây cũng là lý do nguyên tắc hướng đến khách hàng ra đời.
Lợi ích của nguyên tắc:
- Giúp cải thiện sự hài lòng của mọi khách hàng.
- Tăng số lượng khách hàng trung thành.
- Nâng cao giá trị của khách hàng.
- Tăng doanh thu, thị phần của doanh nghiệp.
- Uy tín của doanh nghiệp được nâng cao.
Cách thức thực hiện:
- Xem khách hàng là những đối tượng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
- Liên kết các mục tiêu doanh nghiệp lại với nhu cầu khách hàng.
- Hiểu rõ về nhu cầu hiện tại cũng như mong đợi của khách hàng trong tương lai.
- Theo dõi, đo lường mức độ hài lòng của khách hàng.
- Truyền thông tin đến toàn bộ nhân viên ở trong doanh nghiệp về nhu cầu, mong đợi của khách hàng.
- Lập kế hoạch, phân phối hàng hóa, phát triển, sản xuất, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu, mong đợi của khách hàng.

6 quy trình bắt buộc của iso 9001 – Các bước áp dụng hiệu quả, chi tiết: https://clv.vn/6-quy-trinh-bat-buoc-cua-iso-9001/
Nguyên tắc 2: Thực hiện lãnh đạo
Sự thống nhất các mục đích, phương hướng của cấp lãnh đạo cũng là một trong 7 nguyên tắc quản lý chất lượng quan trọng, có vai trò trong việc xây dựng chiến lược, quy trình, chính sách và nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Lợi ích của nguyên tắc:
- Tăng hiệu lực, hiệu quả trong việc đáp ứng được các mục tiêu về chất lượng của doanh nghiệp.
- Quá trình giao tiếp giữa các cấp trong doanh nghiệp được cải thiện.
- Các quy trình có thể được phối hợp trơn tru và liền mạch hơn.
- Phát triển cũng như nâng cao năng lực cá nhân và doanh nghiệp.
Cách thực hiện:
- Truyền đạt sứ mệnh, chiến lược và quy trình lên mọi cấp bậc trong doanh nghiệp.
- Thiết lập một văn hóa trung thực, đáng tin cậy.
- Xây dựng, duy trì sự công bằng cùng với các điều khoản đạo đức.
- Đảm bảo các ban lãnh đạo luôn là tấm gương cho toàn bộ nhân viên.
- Khuyến khích cam kết về chất lượng trong doanh nghiệp.
- Cung cấp các nguồn lực cần thiết cho nhân viên.
- Truyền cảm hứng và ghi nhận mọi sự đóng góp của mỗi cá nhân, bộ phận.

Nguyên tắc 3: Sự tham gia của các thành viên
Sự tham gia của các thành viên trong doanh nghiệp được nằm trong danh sách 7 nguyên tắc quản lý chất lượng không thể bỏ qua. Nguyên tắc này đề cập tới sự công nhận, trao quyền cũng như tạo điều kiện nâng cao năng lực cho mọi thành viên ở trong doanh nghiệp.
Lợi ích của nguyên tắc:
- Nâng cao sự hiểu biết về mục tiêu của chất lượng doanh nghiệp trong mắt mọi nhân viên.
- Cải thiện về khả năng phát triển của cá nhân.
- Sự hài lòng của nhân viên được nâng cao.
- Sự tham gia vào các hoạt động cải thiện hệ thống của nhân viên được gia tăng.
- Tăng sự tin tưởng của nhân viên trong doanh nghiệp.
Cách thực hiện:
- Đào tạo nội bộ nhằm giúp nhân viên hiểu được tầm quan trọng của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp.
- Trao quyền cho nhân viên giúp họ có thể sáng tạo.
- Thúc đẩy sự hợp tác ở toàn bộ tổ chức.
- Tạo điều kiện cho việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm.
- Cho phép nhân viên tự đánh giá về hiệu suất làm việc.
- Ghi nhận mọi sự đóng góp và cải tiến của từng cá nhân.
- Thực hiện cuộc khảo sát nội bộ nhằm đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên.

Đừng bỏ lỡ: ISO 9001: 2015 và những lợi ích từ ISO 9001:2015 mang lại
Nguyên tắc 4: Tiếp cận quy trình
Mọi doanh nghiệp cần phải kiểm soát được toàn diện mọi quy trình bên trong hệ thống quản lý về chất lượng. Đây là cách quản lý tổng thể những lĩnh vực khác nhau trong doanh nghiệp, giúp điều chỉnh các hoạt động để có thể đạt được mục tiêu chung.
Lợi ích nhận được:
- Giúp nâng cao về khả năng tập trung các quy trình chính để đưa ra được những cải tiến phù hợp.
- Hiệu suất sẽ được tối ưu hóa nhờ vào việc quản lý quy trình hiệu quả.
- Các kết quả mang tính nhất quán, có thể dự đoán được thông qua các quy trình phù hợp.
- Cải thiện được niềm tin của các bên quan tâm hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp.
Cách thực hiện:
- Xác định mục tiêu của hệ thống cùng với quá trình thực hiện để đạt được.
- Thiết lập quyền hạn và trách nhiệm về giải trình để quản lý quá trình.
- Xác định nguồn lực doanh nghiệp và những hạn chế trước khi đi vào hành động.
- Quản lý các mối quan hệ giữa quá trình.
- Luôn theo dõi, phân tích và đánh giá các hiệu suất của hệ thống thường xuyên để có thể tiến hành cải tiến quá trình.
- Quản lý những rủi ro có thể ảnh hưởng tới đầu ra của các quá trình cũng như kết quả tổng thể của hệ thống.

Nguyên tắc 5: Tiến hành Cải tiến
Cải tiến là một trong 7 nguyên tắc quản lý chất lượng cần thiết giúp một doanh nghiệp có thể duy trì được cũng như nâng cao mức hiệu suất khi những điều kiện bên trong, bên ngoài thay đổi.
Lợi ích của nguyên tắc:
- Cải thiện được hiệu suất hoạt động và chất lượng của sản phẩm dịch vụ.
- Tăng cường khả năng tập trung vào điều tra, xác định nguyên nhân gốc rễ.
- Nâng cao khả năng dự đoán, phản ứng với những rủi ro và cơ hội.
- Nâng cao chuyên môn nhân viên để thúc đẩy hiệu suất làm việc.
Cách thực hiện:
- Thúc đẩy thiết lập các mục tiêu trên tất cả các cấp và bộ phận của doanh nghiệp.
- Đào tạo nhân viên trên mọi cấp độ về cách áp dụng công cụ cùng với phương pháp đạt được các mục tiêu cải tiến.
- Mọi nhân viên cần có đủ năng lực để thúc đẩy, hoàn thành các hành động cải tiến.
- Xây dựng, triển khai các quy trình để có thể cải tiến trong toàn tổ chức.
- Ghi nhận, thừa nhận sự cải tiến.

Nguyên tắc 6: Đưa ra quyết định dựa trên các bằng chứng
Ra quyết định cũng nằm trong 7 nguyên tắc quản lý chất lượng, đây là quá trình khá phức tạp và luôn bao gồm những yếu tố không chắc chắn do nó thường liên quan đến vấn đề mang tính chủ quan.
Lợi ích nhận được:
- Cải thiện được quy trình ra quyết định.
- Cải thiện về việc đánh giá hiệu suất của quá trình, khả năng đạt được mục tiêu.
- Hiệu quả hoạt động, hiệu suất được cải tiến.
- Tăng khả năng chứng minh sự hiệu quả của các quyết định.
- Hạn chế những rủi ro không chắc chắn do những yếu tố chủ quan mang lại.
Cách thực hiện:
- Xác định và giám sát các chỉ số để có thể xác định tình trạng của hoạt động doanh nghiệp.
- Đảm bảo dữ liệu, thông tin đầy đủ và chính xác.
- Cung cấp dữ liệu cần thiết cho những người có liên quan.
- Phân tích, đánh giá dữ liệu và thông tin.
- Đưa ra quyết định, thực hiện hành động dựa vào bằng chứng kết hợp cùng với kinh nghiệm và trực giác.

Xem thêm: TQM là gì? Doanh nghiệp đạt được lợi ích gì khi áp dụng TQM, TẠI ĐÂY
Nguyên tắc 7: Quản lý các mối quan hệ
Để đạt được thành công một cách bền vững doanh nghiệp cần quản lý tốt được mối quan hệ của mình đối với các bên quan tâm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu của đầu vào hay là chất lượng của sản phẩm.
Lợi ích nhận được:
- Giúp nâng cao hiệu suất của tổ chức cùng với các bên quan tâm thông qua những phản hồi.
- Tăng cường về khả năng tạo ra các giá trị cho các bên quan tâm.
- Có được những sự hiểu biết chung về mục tiêu, giá trị giữa các bên quan tâm.
- Chất lượng của hàng hóa và dịch vụ ổn định hơn.
Cách thực hiện:
- Xác định được các bên quan tâm.
- Thiết lập các mối quan hệ cân bằng giữa những lợi ích ngắn hạn và dài hạn.
- Xác định, ưu tiên các mối quan hệ giữa các bên quan tâm.
- Tổng hợp, chia sẻ thông tin, kiến thức chuyên môn cùng với tài nguyên với các bên quan tâm.
- Thiết lập việc hợp tác phát triển lâu dài.
- Đo lường hiệu suất và cung cấp phản hồi giữa những bên quan tâm.
- Khuyến khích, công nhận những sự cải tiến và thành tựu của các bên quan tâm.

Bài viết trên là 7 nguyên tắc quản lý chất lượng và cách áp dụng hiệu quả. Có thể thấy việc nắm vững các nguyên tắc này sẽ là chìa khóa để triển khai hệ thống của doanh nghiệp thành công.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết, mọi thắc mắc hãy liên hệ với Chất Lượng Việt để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!