ISO 22000 và FSSC 22000 là đều là các tiêu chuẩn phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Trong đó, tiêu chuẩn FSSC 22000 được xây dựng dựa trên nền tảng ISO 22000 và các yêu cầu bổ sung. Hai tiêu chuẩn này có nhiều điểm tương đồng tuy nhiên FSSC được GFSI công nhận nên tổ chức, doanh nghiệp đạt FSSC 22000 có lợi thế hơn khi cung cấp sản phẩm vào các chuỗi siêu thị lớn trên thế giới và dễ dàng đạt các yêu cầu xuất khẩu.
ISO 22000 và FSSC 22000 là hai tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
ISO 22000 là gì?
ISO 22000 là một tiêu chuẩn được Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành với nguyên tắc kết hợp cách tiếp cận ISO 9001 với quản lý an toàn thực phẩm và HACCP hoặc các chương trình hành động tiên quyết để đảm bảo an toàn thực phẩm ở mọi mức độ. Tiêu chuẩn này chỉ ra cách một tổ chức có thể chứng minh được khả năng kiểm soát các mối nguy an toàn để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn.
Đối tượng áp dụng ISO 22000:2018
ISO 22000 là một tiêu chuẩn dành cho mọi doanh nghiệp tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào chuỗi cung ứng thực phẩm. Tức là mọi doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đều có thể áp dụng ISO 22000 cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của cá nhân doanh nghiệp đó. Cụ thể:
- Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi;
- Nông trại, trang trại, ngư trường;
- Nhà sản xuất, chế biến thực phẩm;
- Nhà bán lẻ, các tổ chức cung cấp dịch vụ thực phẩm;
- Nhà bán lẻ, các tổ chức cung cấp dịch vụ làm sạch và vệ sinh về thực phẩm;
- Nhà bán lẻ, các tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển, bảo quản và phân phối thực phẩm;
- Nhà cung cấp thiết bị, chất làm sạch, chất khử trùng, vật liệu bao gói và các vật liệu khác tiếp xúc với thực phẩm.
- …
>>>Xem thêm: Quy trình chứng nhận ISO 22000:2018 – Phiên bản mới nhất
So sánh ISO 22000 và FSSC 22000
FSSC 22000 là gì?
FSSC 22000 là một tiêu chuẩn về quản lý an toàn thực phẩm được ban hành bởi Hiệp hội Chứng nhận An toàn Thực phẩm. FSSC 22000 dựa trên nền tảng ISO 22000 cho các yêu cầu hệ thống quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật ISO (với các yêu cầu của chương trình tiên quyết).
Tổ chức được lập ra nhằm mục đích cung cấp một chương trình chứng nhận được cấp chứng nhận rộng rãi thông qua việc tăng thêm giá trị cho mối quan hệ giữa tổ chức thực phẩm được chứng nhận và các bên liên quan (như các nhà quản lý, khách hàng và nhà cung cấp).
Đây cũng là tiêu chuẩn được công nhận bởi tổ chức Sáng kiến An toàn thực phẩm toàn cầu – GFSI (The Global Food Safety Initiative). Và được xem là tiêu chuẩn ngang cấp và có thể thay thế cho các tiêu chuẩn được công nhận trước đây bởi GFSI như BRC, IFS, SQF.
Đối tượng áp dụng FSSC 22000
FSSC 22000 là một tiêu chuẩn có phạm vi áp dụng rất rộng rãi. Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc chuỗi cung ứng sản phẩm/ dịch vụ là thực phẩm đều có thể áp dụng tiêu chuẩn này.
Đặc biệt, những doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các loại hình dưới đây:
- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ động vật dễ hư hỏng như thịt bò, lợn, gà, vịt, cá,… và các chế phẩm từ trứng sữa.
- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chín đóng hộp như cá, thịt, trứng, sữa…
- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ thực vật dễ hư hỏng như rau xanh, hoa quả, nước trái cây…
- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường như bánh kẹo; gia vị: dầu ăn, muối đường…; nước giải khát, đồ ăn nhẹ, các loại bột…
- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy hải sản…
- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bao bì, vật liệu đóng gói thực phẩm.
- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nguyên vật liệu, hương liệu, các chất dùng trong thực phẩm như chất ổn định, chất điều vị…
Xem thêm: Tổng quan về FSSC 22000 Version 5
Điểm giống nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000
- Đều là các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm được quốc tế công nhận.
- Hơn nữa, các yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm của FSSC 22000 được xây dựng dựa trên nền tảng của ISO 22000 hay nói cách khác tiêu chuẩn ISO 22000 tạo cơ sở cho FSSC 22000.
Điểm khác nhau cơ bản của FSSC 22000 và ISO 22000
Trên đây là những thông tin cơ bản về sự khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000. Hy vọng với những thông tin này, doanh nghiệp có thể dễ dàng phân biệt hai tiêu chuẩn này và có được sự lựa chọn phù hợp.