Gạo hữu cơ là gì? 5 bước để được cấp chứng nhận gạo hữu cơ

Chứng nhận gạo hữu cơ là gì? Có quan trọng trong nông nghiệp hữu cơ không? Câu trả lời là rất quan trọng, bởi vì đây là yếu tố an toàn thực phẩm làm nổi bật chất lượng của sản phẩm, nhằm thu hút người tiêu dùng tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Gạo hữu cơ là gì?

Theo TCVN 11041:5-2018 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 5: Gạo hữu cơ, thóc hữu cơ là hạt thóc thu được từ hệ thống sản xuất lúa theo phương pháp hữu cơ. Gạo lật hữu cơ/gạo lứt hữu cơ  là sản phẩm thu được sau khi xay thóc hữu cơ để loại bỏ trấu. Gạo trắng hữu cơ là sản phẩm thu được sau khi xát gạo lật hữu cơ để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ cám và phôi.

chung-nhan-gao-huu-co

Gạo hữu cơ là sản phẩm của cây lúa được trồng theo phương pháp tự nhiên, sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh, không sử dụng thuốc trừ sâu. Cây lúa được trồng tập trung theo từng vùng quy hoạch sản xuất để giảm thiểu sâu bệnh gây hại. Lúa hữu cơ được trồng ở vùng đất sạch, không dư lượng hóa chất, không ô nhiễm, không bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, các nguồn ô nhiễm khác. Việc chuyển đổi ruộng sử dụng phân bón hóa học lâu năm phải được xử lý bằng cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh ít nhất 03 vụ liên tiếp.

Chứng nhận gạo hữu cơ là giấy chứng nhận được cấp cho sản phẩm gạo nhằm khẳng định sản phẩm gạo được sản xuất phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ TCVN 11041-5:2018.

Lợi ích chứng nhận gạo hữu cơ là gì?

Tạo ra sản phẩm an toàn, tăng giá trị chất lượng sản phẩm

Sản phẩm hữu cơ giảm nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn, cải thiện hành vi sử dụng thực phẩm hữu cơ cho người tiêu dùng, sản phẩm chất lượng tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm ra thị trường.

Tạo ra thế mạnh cạnh tranh trên thị trường thực phẩm hữu cơ

Sản phẩm gạo được gắn nhãn hữu cơ bằng chứng để chứng nhận sản phẩm của mình đạt chứng nhận hữu cơ. Từ đó tăng số lượng người tiêu dùng, đảm bảo giá cả, tăng khả năng cạnh tranh, tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu thực phẩm.

chung-nhan-gao-huu-co

Nâng cao uy tín chất lượng thương hiệu

Được phép in nhãn dán chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ, xây dựng được lòng tin đối với khách hàng và đối tác. Được sử dụng dấu hoặc giấy chứng nhận hữu cơ trong các hoạt động marketing, quảng cáo, giới thiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp.

Các yêu cầu trong canh tác lúa hữu cơ

1. Khu vực trồng trọt

  • Khu vực sản xuất hữu cơ phải được khoanh vùng, phải có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt với khu vực không sản xuất hữu cơ, cách xa khu vực môi trường bị ô nhiễm hoặc khu tập kết, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện. Đơn vị phải quy định vùng đệm cụ thể và dễ dàng nhận diện.

2. Chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ

  • Thời gian chuyển đổi đối với lúa hữu cơ phải ít nhất là 12 tháng từ thời điểm bắt đầu áp dụng sản xuất hữu cơ. Sản phẩm trong thời gian chuyển đổi không được coi là sản phẩm hữu cơ.
  • Thời gian chuyển đổi có thể được bỏ qua nếu sử dụng đất nguyên sơ (không phải là rừng nguyên sinh) hoặc đất hoang hóa.
  • Nếu không chuyển đổi đồng thời toàn bộ diện tích sản xuất thì phải chia diện tích sản xuất thành từng khu vực nhỏ, trong đó phân biệt rõ giống lúa cũng như diện tích và biện pháp canh tác giữa khu vực trồng lúa hữu cơ với khu vực không sản xuất hữu cơ.

3. Duy trì sản xuất hữu cơ

  • Đơn vị phải duy trì sản xuất hữu cơ liên tục. Không được chuyển đổi qua lại giữa khu vực sản xuất hữu cơ và khu vực sản xuất không hữu cơ, trừ khi có lý do thích hợp để chấm dứt sản xuất hữu cơ trên khu vực đã được chứng nhận hữu cơ và trong những trường hợp yêu cầu chuyển đổi được áp dụng.

4. Sản xuất song song và sản xuất riêng lẻ

  • Nếu thực hiện sản xuất hữu cơ và sản xuất không hữu cơ tại cùng một cơ sở thì các hoạt động sản xuất không hữu cơ không được gây ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của khu vực sản xuất hữu cơ.
  • Phải tách biệt khu vực sản xuất hữu cơ, sản phẩm hữu cơ với khu vực sản xuất không hữu cơ, sản phẩm không hữu cơ.

Ví dụ: dùng các rào cản vật lý, sản xuất các giống khác nhau hoặc bố trí thời vụ sao cho thời điểm thu hoạch là khác nhau, cách thức bảo quản sản phẩm và vật tư, nguyên liệu đầu vào.

5. Quản lý hệ sinh thái và đa dạng sinh học

  • Nếu sử dụng phương thức luân canh hoặc xen canh thì cây trồng luân canh hoặc xen canh với cây lúa phải được canh tác hữu cơ. Nên luân canh cây lúa với cây họ Đậu.
  • Có thể kết hợp trồng lúa với nuôi thủy sản hoặc thủy cầm nhưng phải nuôi theo phương pháp hữu cơ và không gây hại cây lúa.

chung-nhan-gao-huu-co

6. Chọn lúa giống

  • Chọn giống lúa đưa vào sản xuất hữu cơ có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương, chống chịu sinh vật gây hại và đảm bảo duy trì chất lượng giống trong quá trình sản xuất.
  • Không được sử dụng hạt giống biến đổi gen.
  • Nên sử dụng giống lúa bản địa.
  • Ưu tiên sử dụng hạt giống hữu cơ. Nếu không có sẵn hạt giống hữu cơ thì sử dụng hạt giống thu được từ cây lúa đã được canh tác theo phương thức hữu cơ ít nhất một vụ sản xuất.
  • Sử dụng giống lúa không qua xử lý hoặc chỉ xử lý bằng phương pháp vật lý, cơ học, sinh học.

7. Quản lý đất

  • Đất canh tác lúa hữu cơ phải đáp ứng các quy định hiện hành về giới hạn kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
  • Cần thường xuyên thực hiện phân tích độ pH của đất. Các chất sử dụng để điều hòa độ pH của đất.
  • Áp dụng các biện pháp canh tác nhằm chống thoái hóa, xói mòn đất, xâm nhập mặn và các rủi ro liên quan khác gây mất đất, thoái hóa đất và ô nhiễm đất.
  • Đối với việc gieo mạ trên khay, giá thể phải được làm bằng vật liệu từ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hoặc các vật liệu tự nhiên không qua xử lý bằng hóa chất.

8. Quản lý nước

  • Nguồn nước sử dụng để canh tác lúc không được có nguy cơ từ các chất ô nhiễm.
  • Chất lượng nước (ví dụ: màu, mùi, nồng độ oxy hòa tan, độ pH, hàm lượng amoniac) của phải thích hợp với lúa.

9. Quản lý phân bón

  • Không được sử dụng nhóm phân bón hóa học, kể cả phân bón hòa tan bằng phương pháp hóa học như superphosphat. Tuy nhiên, có thể sử dụng phân bón được sản xuất bằng phương pháp gia nhiệt như nung chảy. Ví dụ: thermophosphat (phân lân nung chảy).
  • Trong trường hợp việc sử dụng nhóm phân bón hữu cơ và nhóm phân bón sinh học không đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa, có thể sử dụng các loại phân bón và chất cải tạo đất khác theo quy định.
  • Phân khoáng sử dụng cho sản xuất lúa hữu cơ phải là phân khoáng thiên nhiên và chỉ để bổ sung cho các phương pháp sinh học nhằm tăng độ phì của đất. 

10. Quản lý sinh vật gây hại

  • Để kiểm soát sinh vật gây hại, cần áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp các biện pháp sau đây:
  • Sử dụng giống lúa kháng sâu bệnh và phù hợp với điều kiện sinh thái của khu vực trồng lúa cụ thể.
  • Áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp như làm đất ải hoặc làm giầm (cày lật đất rồi để đất ngập trong nước), bố trí thời vụ hợp lý, gieo sạ hoặc cấy với mật độ phù hợp, luân canh cây trồng để sinh vật gây hại không hoàn thành vòng đời, duy trì độ phì của đất và cân đối dinh dưỡng, điều tiết mực nước theo các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.
  • Sử dụng biện pháp vật lý như vệ sinh đồng ruộng để loại bỏ mầm bệnh và cỏ dại, dùng vợt, bẫy dính, bẫy ánh sáng để bắt côn trùng gây hại.
  • Sử dụng biện pháp sinh học: dùng bẫy bả sinh học, nuôi thả và bảo vệ thiên địch, trồng cây dẫn dụ hoặc cây xua đuổi côn trùng gây hại, sử dụng vi sinh vật và chế phẩm sinh học.

11. Kiểm soát cỏ dại

  • Việc kiểm soát cỏ dại nên dựa trên các phương pháp vật lý như làm đất phù hợp (ví dụ: sử dụng máy lồng đất, cày ải phơi đất), biện pháp canh tác để giảm cỏ dại (ví dụ: cấy lúa thay vì gieo sạ, cấy với mật độ thích hợp), điều tiết mực nước thích hợp trong ruộng lúa, làm cỏ thủ công, sục bùn, điều chỉnh vụ trồng thích hợp, xén lá mạ, luân canh và làm cỏ ruộng bao gồm các khu vực bờ bao ruộng lúa.

chung-nhan-gao-huu-co

  • Tại các ruộng lúa nơi không thuận lợi cho việc tiêu diệt sinh vật gây hại bằng các biện pháp như làm cỏ, có thể thải bỏ tàn dư cây trồng nhiễm bệnh bằng cách sử dụng bột lưu huỳnh không qua xử lý bằng hoá chất.

12. Kiểm soát bệnh hại

Có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát sau đây:

  • Thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của các sinh vật gây bệnh;
  • Sử dụng các chất có nguồn gốc thực vật, chất khoáng hoặc chế phẩm sinh học không chứa các chất tổng hợp.

5 bước tư vấn và cấp chứng nhận hữu cơ cho gạo

Bước 1: Đăng ký dịch vụ tư vấn cấp chứng nhận

Đầu tiên, bạn liên hệ Chất lượng Việt để đăng ký tư vấn và cấp chứng nhận hữu cơ cho gạo.

Bước 2: Tư vấn xây dựng và hướng dẫn áp dụng

Sau khi thống nhất và ký kết hợp đồng, Chất lượng Việt sẽ tiến hành thực hiện quá trình tư vấn áp dụng trồng trọt theo hữu cơ.

  • Khảo sát toàn bộ vùng trồng, tiếp nhận thông tin về: vùng trồng, xem xét chuyển đổi, giống, quy trình canh tác, phân bón, kiểm soát dịch bệnh,…Xem xét các nội dung nào chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định của tiêu chuẩn, Chất lượng Việt sẽ hướng dẫn đơn vị chỉnh sửa, bổ sung,…(nếu có).
  • Đào tạo nhận thức về trồng trọt theo hữu cơ cho toàn thể cán bộ, nhân viên của đơn vị và đào tạo đánh giá viên nội bộ theo tiêu chuẩn hữu cơ cho Ban quản lý của đơn vị.
  • Xây dựng hệ thống tài liệu, hồ sơ sản xuất đáp ứng theo quy định của tiêu chuẩn hữu cơ.
  • Hướng dẫn đơn vị áp dụng, ghi chép nhận ký sản xuất theo hữu cơ.
  • Hướng dẫn thực hiện đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn hữu cơ và khắc phục các điểm không phù hợp sau đánh giá.

Bước 3: Đăng ký đánh giá cấp giấy chứng nhận

Hỗ trợ đơn vị liên hệ với tổ chức chứng nhận để thực hiện việc đăng ký chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ

Bước 4: Tiến hành đánh giá

Đoàn đánh giá của tổ chức chứng nhận sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại cơ sở. Xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, yêu cầu khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có).

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận

  • Sau khi hoàn thành việc đánh giá và khắc phục các điểm không phù hợp sau đánh giá (nếu có) đơn vị sẽ được cấp giấy chứng nhận hữu cơ và cho phép đơn vị sử dụng dấu hữu cơ.
  • Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 02 năm kể từ ngày cấp.

Sau khi cấp giấy chứng nhận sẽ có những hoạt động sau:

Đánh giá giám sát

  • Đánh giá giám sát được thực hiện sau khi cơ sở được cấp giấy chứng nhận hữu cơ. Đánh giá giám sát có thể thực hiện định kỳ (báo trước) hoặc đột xuất (không báo trước).
  • Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát, tần suất đánh giá giám sát không quá 12 tháng /1 lần.
  • Nội dung các bước tiến hành đánh giá giám sát tại cơ sở được thực hiện tương tự như đánh giá lần đầu.

Đánh giá và cấp chứng nhận lại

  • Đánh giá lại được thực hiện khi cơ sở sản xuất yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận hữu cơ đã hết hiệu lực.
  • 03 tháng trước khi hết hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, sẽ thông báo hướng dẫn cho cơ sở biết để làm quy trình đăng ký đánh giá lại để cấp giấy chứng nhận mới.

Xem thêm:

Tin tức liên quan

0901981789