Chứng nhận GlobalGAP là yếu tố cần thiết mà doanh nghiệp phải đưa ra để làm bằng chứng cam kết việc thực hành sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của mình tốt khi thâm nhập vào thị trường.
Đối với các công ty sản xuất, kinh doanh ngày nay phát triển các sản phẩm an toàn, lành mạnh một cách có trách nhiệm là một thách thức thực sự. Tuy nhiên, cách mà các công ty sản xuất kinh doanh nông sản và nuôi trồng thủy sản đều hướng tới để giải quyết thách thức này là áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP. Đây là một xu hướng tất yếu và là bằng chứng cho thấy doanh nghiệp thực hành sản xuất tốt và đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường. Như vậy, tổng quan về chứng nhận GlobalGAP là như thế nào? mời các bạn cùng xem qua bài viết dưới.
Chứng nhận GlobalGAP là gì?
GlobalGAP (tên đầy đủ: Global Good Agricultural Practice), gọi là Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu, là một bộ tiêu chuẩn (tập hợp các biện pháp kỹ thuật) về thực hành nông nghiệp tốt được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch cho các nông sản (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) trên phạm vi toàn cầu.
Đây là tiêu chuẩn trước cổng trại, việc chứng nhận bao hàm toàn bộ các quá trình sản xuất ra sản phẩm, từ đầu vào trang trại như thức ăn, giống, và các hoạt động nuôi trồng cho đến khi sản phẩm rời khỏi trang trại.
6 lợi ích cơ bản khi chứng nhận GlobalGAP
Chứng nhận GlobalGAP được xem là một tiêu chuẩn rất đáng tin cậy trong việc chứng minh tính an toàn và bền vững của nguồn thực phẩm sản xuất từ nông trại hay thủy sản. Và dưới đây là 6 lợi ích chủ yếu của chứng nhận GlobalGAP:
- Tăng thêm giá trị cho sản phẩm thông qua việc tuân thủ với bộ tiêu chuẩn đã được công nhận.
- Tiếp cận được các khách hàng, nhà cung ứng và nhà bán lẽ ở cả trong nước và nước ngoài.
- Giảm rủi ro ảnh hưởng đến uy tín, tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng.
- Tăng cường hiệu quả của các quy trình và hoạt động quản lý nông trại.
- Đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm minh bạch.
- Cho hiệu quả năng suất thu hoạch cao.
Dưa lưới áp dụng GlobalGAP cho năng suất cao
Mục tiêu, ý nghĩa chứng nhận GlobalGAP
- Mục tiêu cơ bản của GlobalGAP là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Các vấn đề khác như ATTP, sức khỏe phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường cũng được đề cập.
- Những nông sản đáp ứng được GlobalGAP nghĩa là được thừa nhận đảm bảo chất lượng trên toàn cầu (được cấp chứng nhận) thì phải trải qua một hệ thống kiểm soát vận hành nghiêm ngặt, tối ưu, phải tốn thêm một khoản chi phí đáng kể. Những sản phẩm được chứng nhận sẽ dễ dàng tiêu thụ, dễ dàng lưu hành ở mọi thị trường. Ở một số nước, sản phẩm đạt tiêu chuẩn cho lợi nhuận cao hơn sản phẩm thông thường cùng loại.
Làm thế nào để được Chứng nhận GlobalGAP?
Để được chứng nhận GlobalGAP ta phải thực hiện qua 5 bước:
- Bước 1: Tham khảo tài liệu và các danh mục liên quan của bộ tiêu chuẩn GlobalGAP.
- Bước 2: So sánh và lựa chọn gói dịch vụ của các cơ quan chứng nhận GlobalGAP ở Việt Nam để nhận số GGN cho sản phẩm cần được chứng nhận.
- Bước 3: Nhà sản xuất dựa vào các danh mục của tiêu chuẩn GlobalGAP để tự đánh giá và điều chỉnh sao cho phù hợp với tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP. Nhằm giúp quy trình kiểm tra thuận tiện và nhanh chóng hơn, nhà sản xuất có thể liên hệ với tổ chức bảo trợ nông nghiệp được cấp phép GlobalGAP. Đây là những nhà chuyên môn được đào tạo và đã được cấp phép chứng chỉ hành nghề. Có thể hỗ trợ nhà sản xuất trong suốt quá trình kiểm tra.
- Bước 4: Liên hệ với cơ quan được cấp phép chứng nhận GlobalGAP tại Việt Nam. Sau đó, có thanh tra từ phía cơ quan chức năng đến nông trại để thực hiện cuộc kiểm tra tại chỗ.
- Bước 5: Sau khi đáp ứng các yêu cầu, nhà sản xuất sẽ nhận được Chứng chỉ GlobalGAP. Và bộ Tiêu chuẩn GlobalGAP này có giá trị tương ứng trong 1 năm.
>> Tham khảo: Chứng nhận VietGAP trồng trọt
>> Tham khảo: QR Code tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm
>> Tham khảo: Chứng nhận GlobalGAP nho