Khảo nghiệm phân bón là gì? Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón

Kể từ khi Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lí phân bón được ban hành, các doanh nghiệp, cơ quan quản lí, hiệp hội và bà con nông dân đồng tình cao cách quản lí ngành hàng này. Trong đó, Khảo nghiệm phân bón là một quy định rất đáng quan tâm hiện nay, bởi bhân bón phải được khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành. Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày các nguyên tắc, hồ sơ liên quan đến Khảo nghiệm phân bón. Mời các bạn cùng theo dõi qua bài viết dưới

Khảo nghiệm phân bón là gì?

Khảo nghiệm phân bón là một khảo nghiệm trên các loại phân bón mới. Đây là quá trình bố trí thử nghiệm đồng ruộng ở quy mô vừa và nhỏ đối với các sản phẩm phân bón mới nhằm theo dõi, đánh giá hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón đối với cây trồng trong một điều kiện và thời gian nhất định.

Vì sao cần phải khảo nghiệm phân bón?

  • Từng loại cây trồng và từng điều kiện thổ nhưỡng khác nhau thì nhu cầu về dinh dưỡng cũng khác nhau. Vì vậy, cần phải khảo nghiệm phân bón mới để xác định hiệu quả tác động của phân bón đối với cây trồng, cũng như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng loại phân bón mới trong canh tác.
  • Nhà sản xuất thông qua việc khảo nghiệm phân bón sẽ biết được hàm lượng và cách sử dụng phù hợp nhất cho từng loại cây trồng và từng điều kiện thổ nhưỡng. Do đó biết được loại phân bón mình cần khảo nghiệm có phù hợp với thị trường kinh doanh của mình không. Không những thế, khảo nghiệm phân bón là cơ sở để nhà sản xuất đưa ra hướng dẫn sử dụng và những khuyến cáo cho người tiêu dùng.
  • Mặt hàng phân bón là một trong những sản phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường. Khảo nghiệm phân bón nhằm hạn chế những nguy hại về hệ sinh thái, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, năng suất và chất lượng sản phẩm giảm sút.
  • Khảo nghiệm phân bón giúp cho cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát và quản lý. Sản phẩm đã khảo nghiệm sẽ được cơ quan quản lý và người tiêu dùng công nhận và việc lưu thông trên thị trường thuận lợi hơn.

Ý nghĩa khảo nghiệm phân bón

  • Xác định hiệu quả tác động của phân bón đối với cây trồng, cũng như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng loại phân bón mới trong canh tác.
  • Cung cấp những thông tin chính xác và cách sử dụng đối với từng loại đất để đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cũng như những khuyến cáo đối với người sử dụng.
  • Tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường,…
  • Khảo nghiệm phân bón bắt buộc phải thực hiện trước khi đưa phân bón ra tiêu thụ ngoài thị trường. Đây là một quy trình do Nhà nước quy định.

Nguyên tắc về khảo nghiệm phân bón

1.Các loại phân bón phải khảo nghiệm

Phân bón phải khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành. Căn cứ theo thông tư số 52/2010/TT-BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định:

Phân bón mới sản xuất ở trong nước hoặc mới nhập khẩu thuộc các loại: phân hữu cơ, phân bón lá, phân vi sinh vật, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng, phân có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón, phân bón đất hiếm, chất giữ ẩm trong phân bón, chất cải tạo đất chưa có tên trong “Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam” (gọi tắt là Danh mục phân bón). Đây là các loại phân bón phải thực hiện khảo nghiệm phân bón.

2. Nguyên tắc khảo nghiệm

ho-so-khao-nghiem-phan-bonKhảo nghiệm phân bón diện hẹp

  • Phân bón phải khảo nghiệm trên cả diện rộng và diện hẹp. Việc khảo nghiệm phải thực hiện tại tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm. Và việc khảo nghiệm phân bón thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia.
  • Khảo nghiện diện rộng thực hiện ở cả miền Bắc Và miền Nam. Còn khảo nghiệm diện hẹp sẽ tiến hành thực hiện tại 1 trang trại.
  • Thời gian tiến hành khảo nghiệm khoảng 2 năm dùng cho cây ngắn ngày. Khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.
  •  Lượng phân bón được phép sản xuất, nhập khẩu để khảo nghiệm được xác định dựa trên liều lượng bón cho từng loại cây trồng và diện tích khảo nghiệm thực tế nhưng không được vượt quá lượng sử dụng cho 10 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng hàng năm và 20 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng lâu năm.

Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón

Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm được thực hiện theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lí phân bón

1.Nộp hồ sơ

  • Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ tới Cục Bảo vệ thực vật. Các hình thức nộp: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho doanh nghiệp đề bổ sung hồ sơ.

2. Hồ sơ

  • Đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón;
  • Tài liệu kỹ thuật đối với phân bón đăng ký khảo nghiệm ;
  • Đề cương khảo nghiệm phân bón;

3. Thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm

  • Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ, phê duyệt hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ đáp ứng thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành văn bản cho phép khảo nghiệm. Nếu trường hợp không cho phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Tin tức liên quan

0901981789