Hệ thống quản lý an toàn thông tin và lợi ích của ISMS là gì

Hệ thống quản lý quản lý an toàn thông tin là một phần quan trọng đối với một doanh nghiệp và tổ chức trong việc bảo mật những thông tin quan trọng. Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc hệ thống quản lý an toàn thông tin ISMS là gì thì đừng lo lắng, ở bài viết hôm nay, Viet Quality sẽ cùng với bạn đi tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm này nhé.

ISMS là gì?

ISMS – Information Security Management System hay còn được biết đến với một cái tên quen thuộc hơn là hệ thống quản lý an toàn thông tin. Đây là một tập hợp các chính sách và thủ tục để quản lý các dữ liệu nhạy cảm, bảo mật của tổ chức một cách có hệ thống hơn. Mục tiêu của ISMS là giảm thiểu tính rủi ro cũng như đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng việc hạn chế những tác động vi phạm về bảo mật. ISMS thường nhắm đến một loại mục tiêu dữ liệu cụ thể như dữ liệu của khách hàng hoặc có thể đề cập đến các hành vi và quy trình của nhân viên cũng như dữ liệu và công nghệ.

isms la gi
ISMS là một tập hợp các chính sách và thủ tục để quản lý các dữ liệu nhạy cảm, bảo mật của tổ chức một cách có hệ thống hơn

Xem ngay Thực trạng áp dụng ISO 9001 ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Mục tiêu của ISMS là gì?

Theo như bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 27000 thì những mục tiêu của ISMS sẽ bao gồm ba khía cạnh chính như sau.

Tính bảo mật

Chỉ những người có thẩm quyền mới có thể được xem những thông tin bí mật. Chính vì thế mà quyền truy cập đến những thông tin này cần phải được bảo mật một cách chắc chắn.

Tính toàn vẹn

Mọi thông tin bảo mật đều cần được bảo vệ khỏi sự thao túng để không bị phát hiện nhằm duy trì độ chính xác và đầy đủ của nó. Tính toàn vẹn sẽ bị vi phạm khi kẻ tấn công sửa đổi dữ liệu nghiên cứu mà không bị ai phát hiện.

Tính khả dụng

Tính khả dụng có nghĩa rằng mọi thông tin hay tài nguyên phải luôn trong trạng thái có sẵn và có thể được sử dụng cho người dùng hợp pháp. Tính khả dụng sẽ bị coi là gián đoạn khi các thông tin bị tấn công DDoS nhằm cố tình làm quá tải hệ thống.

Ngoài ra, các khía cạnh như tính xác thực, trách nhiệm giải trình, cam kết và độ tin cậy cũng cần được đảm bảo. Mức độ an toàn của thông tin sẽ được đánh giá dựa trên mức độ hoàn thành của những khía cạnh này.

isms la gi
Mức độ an toàn của thông tin sẽ được đánh giá dựa trên mức độ hoàn thành của những khía cạnh như tính toàn vẹn, tính bảo mật, tính khả dụng,….

Tìm hiểu thêm Quản lý rủi ro và lý do nên lập kế hoạch quản lý rủi ro

ISMS hoạt động như thế nào?

Nhờ áp dụng hệ thống ISMS mà mà việc quản lý thông tin của một tổ chức trở nên có hệ thống hơn. Hệ thống ISMS được tạo ra bởi tiêu chuẩn quốc tế về bảo mật thông tin ISO/ IEC 27001 và được công bố bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế và Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế. Mặc dù tiêu chuẩn không đưa ra những yêu cầu bắt buộc về các hành động cụ thể nhưng cần phải đảm bảo các nội dung về đề xuất về tài liệu, thực hiện đánh giá nội bộ, liên tục cải tiến, khắc phục và phòng ngừa. Để có được chứng nhận ISO 27001, hệ thống ISMS cần xác định các tài sản của tổ chức và cung cấp các đánh giá bao gồm:

  • Các rủi ro mà tài sản thông tin sẽ đối mặt
  • Các bước thực hiện bảo vệ tài sản thông tin
  • Kế hoạch hành động nếu các trường hợp vi phạm an ninh xảy ra
  • Xác định cụ thể các cá nhân chịu trách nhiệm cho từng bước của quy trình an toàn thông tin.
  • Mục tiêu của việc áp dụng hệ thống ISMS không phải là tối đa hoá tính bảo mật thông tin mà chỉ cần đạt mức độ an toàn mong muốn của một tổ chức. Tuỳ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp hoặc ngành cụ thể mà mức độ kiểm soát có thể khác nhau.
isms la gi
Hệ thống ISMS yêu cầu phải đảm bảo các nội dung về đề xuất về tài liệu, thực hiện đánh giá nội bộ, liên tục cải tiến, khắc phục và phòng ngừa

Những lợi ích mà ISMS mang lại

Việc áp dụng hệ thống ISMS sẽ mở ra một cách tiếp cận toàn diện hơn trong việc quản lý hệ thống thông tin của một tổ chức. Điều này cũng mang đến một số lợi ích cho doanh nghiệp có thể kể đến như sau.

Bảo vệ được dữ liệu nhạy cảm

ISMS có khả năng bảo vệ các loại tài sản thông tin độc quyền dù là dưới hình thức nào như trên giấy hay được bảo quản bằng kỹ thuật số, thậm chí nằm trong các đám mây. Những tài sản này có thể chứa các dữ liệu cá nhân, tài sản trí tuệ, dữ liệu tài chính, dữ liệu của khách hàng hay cả những dữ liệu được uỷ thác cho các công ty thông qua bên thứ ba.

Đáp ứng về tuân thủ quy định

Hệ thống ISMS sẽ mang lại lợi ích cho các tổ chức trong việc giúp đỡ đáp ứng những yêu cầu về tuân thủ quy định và hợp đồng, đồng thời cũng cung cấp hiểu biết tốt hơn về tính pháp lý xung quanh hệ thống thông tin. Bởi vì nếu vi phạm pháp luật sẽ đi kèm với tiền phạt nặng, do đó mà sở hữu ISMS sẽ có thể đặc biệt có lợi cho các ngành được quản lý cao với cơ sở hạ tầng quan trọng như tài chính hay chăm sóc sức khoẻ.

Đảm bảo tính liên tục

Khi một doanh nghiệp áp dụng hệ thống ISMS vào hoạt động kinh doanh thi họ đang tự động gia tăng mức độ phòng thủ trước các mối đe doạ. Điều này cũng làm giảm bớt những sự cố về bảo mật như các cuộc tấn công mạng dẫn đến ít gián đoạn hơn,…. đây là những yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh.

Giảm chi phí

Hệ thống ISMS sẽ cung cấp những đánh giá rủi ro kỹ lưỡng của tất cả các tài sản, nhằm giúp tổ chức nhận biết được đâu là những tài sản đang có rủi ro cao nhất để thực hiện các biện pháp ngăn chặn về những chi tiêu bừa bãi cho các biện pháp phòng thủ không cần thiết. Nhờ cách tiếp cận có cấu trúc này kết hợp với thời gian ngừng hoạt động ít hơn do giảm các sự cố bảo mật, doanh nghiệp có thể cắt giảm được đáng kể các mặt chi tiêu thừa.

Thích ứng với các mối đe doạ tiềm năng

Các mối đe doạ bảo mật sẽ luôn không ngừng sinh ra. Hệ thống ISMS sẽ giúp doanh nghiệp trong việc chuẩn bị và thích ứng với những mối đe doạ mới cũng như nhu cầu thay đổi không ngừng của bối cảnh an ninh.

isms la gi
Hệ thống quản lý an toàn thông tin có khả năng bảo vệ các loại tài sản thông tin độc quyền dù là dưới hình thức nào

Các bước triển khai ISMS

Sẽ có nhiều cách để thực hiện việc thiết lập và triển khai ISMS, hầu hết các tổ chức sẽ dựa vào quy trình được nghiên cứu bởi tiêu chuẩn an ninh quốc tế ISO 27001. Các bước triển khai minh hoạ như sau:

  • Xác định phạm vi và mục tiêu: Loại tài sản nào cần được bảo vệ, xem xét về mức độ của ưu tiên cũng như yêu cầu về bảo vệ của các bên liên quan.
  • Xác định tài sản: Xác định tài sản cần được bảo vệ.
  • Phát hiện rủi ro: Sau khi xác định loại tài sản cần được bảo vệ thì cần thực hiện phân tích các yếu tố rủi ro để đưa ra đánh giá.
  • Xác định các biện pháp giảm thiểu: Đưa ra các biện pháp giảm thiểu nhằm điều trị hoàn toàn những rủi ro đã được xác định một cách hiệu quả.
  • Kiểm tra hiệu quả: Theo sát và đánh giá liên tục để kiểm soát tốt hiệu quả của biện pháp được áp dụng.
  • Cải tiến: Thực hiện đánh giá về tính hiệu quả của biện pháp được áp dụng. Thực hiện thay đổi hoặc đưa ra các cách tiếp cận khác để giảm thiểu rủi ro cho các thông tin.
isms la gi
Hệ thống ISMS sẽ có các bước triển khai khác nhau phụ thuộc vào tính chất doanh nghiệp và ngành nghề

Xem ngay Giấy chứng nhận chất lượng và những thông tin bạn nên biết

Hy vọng thông qua những chia sẻ về hệ thống quản lý an toàn thông tin ISMS là gì ở trên, bạn đã phần nào hiểu được cách thức mà hệ thống hoạt động cũng như những hiệu quả và lợi ích của hệ thống. Đừng quên tiếp tục theo dõi chúng mình để cập nhật thêm những kiến thức thú vị ở các ngành cùng những thông tin hữu ích khác nhé.

Tin tức liên quan

0901981789