ISO 45001: giúp các doanh nghiệp tạo ra nơi làm việc an toàn, lành mạnh

ISO 45001 là tiêu chuẩn mới về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO. Đây là một trong các tiêu chuẩn được mong đợi nhất trên thế giới và được thiết lập để cải thiện đáng kể mức độ an toàn nơi làm việc. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp không chỉ giúp cứu sống con người mà còn là điều cần thiết cho hoạt động của các công ty. 

Vừa qua, theo Tổ chức lao động quốc tế cho biết, công việc nhẹ nhàng là công việc an toàn và hầu hết mọi người đều đồng ý. Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có khoảng 2,78 triệu người chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Nếu cộng thêm hàng trăm triệu ca bị thương do bệnh nghề nghiệp và tai nạn tại nơi làm việc thì chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều đến xã hội và nền kinh tế.

Tiêu chuẩn ISO 45001, Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng chúng với mục đích hạ thấp các thống kê này bằng cách thiết lập khuôn khổ đã thống nhất để giảm rủi ro tại nơi làm việc, cải thiện sức khỏe, tăng sự an toàn và thúc đẩy niềm vui trong công việc.

iso-45001-tao-ra-noi-lam-viec-an-toan-lanh-manh

Tiêu chuẩn này tập trung vào vai trò của lãnh đạo cao nhất và nhằm cung cấp một nơi làm việc an toàn, lành mạnh cho người lao động. Để đạt được điều này, điều quan trọng là kiểm soát tất cả các yếu tố có thể gây ra bệnh tật, thương tích và cả trường hợp xấu nhất là tử vong bằng cách giảm những tác động bất lợi đến tình trạng thể chất, tinh thần và nhận thức của mỗi người. ISO 45001 đề cập tới tất cả các khía cạnh đó.

Được ISO và Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc đồng xuất bản sổ tay mới cung cấp hướng dẫn bổ sung để thực hiện ISO 45001 nhằm đặc biệt vào các tổ chức nhỏ. Được biên soạn bởi nhóm chuyên gia phát triển tiêu chuẩn, sổ tay ISO 45001 Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Hướng dẫn thực hành cho các tổ chức nhỏ cung cấp tổng quan về yêu cầu của ISO 45001: 2018 và giải thích cách các tổ chức nhỏ có thể thiết lập hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có tính đến những thách thức và nhu cầu cụ thể của họ.

Những ưu điểm của hệ thống như vậy là rất nhiều, đặc biệt bao gồm giảm rủi ro về các bệnh lý và thương tích liên quan đến công việc, tăng cường bảo vệ người làm việc cùng hoặc cho tổ chức, một văn hóa doanh nghiệp tích cực hơn và nâng cao uy tín với khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng.

Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tính đến đầu năm 2018, mỗi năm có đến 340 triệu vụ tai nạn lao động; 160 triệu nạn nhân mắc các bệnh nghề nghiệp và hơn 650 nghìn ca tử vong vì các chất độc hại. Tại Việt Nam, số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố tại Báo cáo về tình hình an toàn lao động năm 2019, toàn quốc đã xảy ra 8.150 vụ tai nạn lao động làm 8.327 người bị nạn, số người chết gần 1.000 người.

Tại Việt Nam, nhằm giảm thiểu tai nạn lao động, tại hội nghị Tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện dự án 3 Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp – việc làm và an toàn lao động năm 2019, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tham gia tích cực, cũng như cần có sự đồng thuận của người sử dụng lao động và người lao động để dự án đạt được nhiều kết quả thiết thực trong năm 2020. ISO 45001 cũng là một trong những công cụ được các tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và thực hiện. Nó cung cấp một khuôn khổ để tăng cường sự an toàn, giảm thiểu rủi ro tại nơi làm việc và tạo môi trường làm việc lành mạnh.

Theo Vietq

Tin tức liên quan

0901981789