Kaizen là gì? – Quản lý công việc hiệu quả theo phong cách người Nhật

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với lối làm việc nghiêm túc và tập trung cao độ. Mỗi doanh nghiệp đều có những quy tắc để đạt được thành công như kế hoạch. Rất nhiều doanh nghiệp xứ Mặt trời mọc tin tưởng, áp dụng triết lý Kaizen và mô hình 5S trong lao động.

Kaizen là gì?

Kaizen là thuật ngữ kinh tế của người Nhật với ý nghĩa chung là những hành động liên tục cải tiến, mang lại lợi ích tập thể hơn là lợi ích của cá nhân. Kaizen được ghép bởi từ “kai” có nghĩa là thay đổi và từ “zen” có nghĩa là tốt hơn. Tức là “thay đổi để tốt hơn” hoặc “cải tiến liên tục”.

kaizen-la-giKaizen là gì?

KAIZEN mang ý nghĩa là cải tiến, với bất kỳ người làm việc nào làm trong môi trường có ý thức Kaizen thì họ đều không ngừng cải tiến, việc cải tiến này không phải những vấn đề lớn lao mà từ những việc thật bình thường và cơ bản phải bắt đầu từ những thứ ở ngay quanh chúng ta trước đó là 5S. Cải tiến hiện trường nhờ tính kỷ luật sẽ hình thành thói quen trong ý thức cải tiến của mọi người – thành công nằm ở điểm này.

Lợi ích hữu hình:

  • Tích luỹ các cải tiến nhỏ trở thành kết quả lớn;
  • Giảm các lãnh phí, tăng năng suất.

Lợi ích vô hình:

  • Tạo động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến;
  • Tạo tinh thần làm việc tập thể, đoàn kết;
  • Tạo ý thức luôn hướng tới giảm thiểu các lãng phí;
  • Xây dựng nền văn hóa công ty.

Các bước thực hiện Kaizen tại nơi làm việc:

Các bước thực hiện Kaizen tuân thủ theo vòng PDCA, nghĩa là:

  • P (kế hoạch) từ bước 1 đến bước 4
  • D (thực hiện) là bước 5
  • C (kiểm tra) là bước 6
  • Và A (hành động khắc phục hoặc cải tiến) là bước 7,8.

Các bước thực hiện Kaizen giúp chúng ta giải quyết vấn đề dựa trên việc phân tích dữ liệu. Các bước thực hiện Kaizen được tiêu chuẩn hoá như sau:

1. Lựa chọn chủ đề

2. Tìm hiểu tình trạng hiện tại và xác định mục tiêu

3. Phân tích dữ kiện đã thu thập để xác định nguyên nhân gốc rễ.

4. Xác định biện pháp thực hiện dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu.

5. Thực hiện biện pháp

6. Xác nhận kết quả thực hiện biện pháp

7. Xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn để phòng ngừa tái diễn.

8. Xem xét các quá trình trên và xác định dự án tiếp theo.

Mô hình 5S

Cũng như Kaizen, có lẽ trong các cán bộ công nhân viên chúng ta không ai còn xa lạ với các thuật ngữ 5S. Đây cũng là 1 thuật ngữ kinh tế của người Nhật với ý nghĩa chung là những hành động liên tục cải tiến. 

kaizen-la-giMô hình 5S

Các doanh nghiệp của Nhật Bản nói chung rất thành công và họ cũng rất tự hào về việc phát minh ra phương pháp 5S mà nhiều doanh nghiệp khác trên thế giới phải áp dụng theo, khi nghe đến phương pháp này không ai trong chúng ta không nghi ngờ rằng đây là “phương pháp dọn vệ sinh kiểu hiện đại” – không sai, bề nổi của 5S chính là đó, nhưng cái được lớn hơn đó là “ý thức, tinh thần tự giác” của người lao động, ý thức này sẽ biến thành ý thức trong thực hiện công việc, trách nhiệm trong việc làm ra các sản phẩm, công việc có chất lượng.

5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhựt bao gồm “SEIRI”, “SEITON”, “SEISO”, SEIKETSU” và “SHITSUKE” tạm dịch sang tiếng Việt là: Sàng lọc, Sắp sếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng – nghĩa của phương pháp 5S Nhật Bản đơn giản với đúng bản chất tên gọi của chúng .

1. Sàng lọc – S1 (Seiri)

2. Sắp xếp – S2 (Seiton)

3. Sạch sẽ – S3 (Seiso)

4. Săn sóc – S4 (Sheiketsu)

5. Sẵn sàng – S5 (Shitsuke)

Trong kỳ trước chúng tôi đã có bài viết rất cụ thể và chi tiết về mô hình 5S. Để xem thêm nội dung về mô hình 5S, các bạn vui lòng tham khảo tại đây.

Tin tức liên quan

0901981789