Thủ tục đăng ký đủ điều kiện sản xuất phân bón

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thì ngành trồng trọt ở nước ta cũng ngày càng phát triển với những nguồn giống tốt được phân lập và nhân giống, đồng thời công nghệ sản xuất phân bón ngày càng phát triển mạnh để phù hợp theo nhu cầu. Các loại phân bón ngày càng được tối ưu hóa từ vô cơ đến hữu cơ. Chính vì lẽ đó mà nhu cầu xây dựng nhà máy sản xuất phân bón và xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất phân bón để phù hợp với pháp luật Việt Nam là một điều tất yếu và vô cùng cần thiết.

Vậy thủ tục đăng ký đủ điều kiện sản xuất phân bón được thực hiện như nào? Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!

Các yêu cầu của pháp luật

Điều 41 Luật trồng trọt 2018 yêu cầu rõ đối với các tổ chức cá nhận sản xuất phân bón “Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.”

Thủ tục đăng ký đủ điều kiện sản xuất phân bón

Điều kiện để doanh đạt chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

1. Về cơ sở hạ tầng và dây chuyền sản xuất:

  • Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất; khi sản xuất có tường rào ngăn cách với bên ngoài; có nhà xưởng kết cấu vững chắc; tường, trần, vách ngăn, cửa đảm bảo yêu cầu về kiểm soát chất lượng.
  • Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón.
  • Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
  • Có khu vực chưa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt.

  • Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón quy định như sau:
    • Sản xuất phân bón dạng rắn (bột, hạt, viên) phải có băng tải (trừ dây chuyền có công suất sản xuất < 1.000 tấn/năm) để vận chuyển nguyên liệu đến máy trộn hoặc từ máy trộn đến thùng chứa thành phẩm. Sản xuất phân bón theo quy trình công nghệ phối trộn phải có hệ thống máy có cơ cấu quay hoặc khuấy, đảo nguyên liệu hoặc bán thành phẩm để phối trộn, tạo sản phẩm cuối cùng. Sản xuất phân bón dạng hạt, viên theo quy trình công nghệ tạo hạt, viên từ nguyên liệu rời phải có máy, thiết bị tạo hạt, ép viên. Sản xuất phân bón dạng bột phải có máy nghiền hoặc máy sàng nguyên liệu.
    • Sản xuất phân bón dạng lỏng phải có thùng chứa nguyên liệu và bán thành phẩm, hệ thống thùng quay hoặc khuấy trộn bằng cơ học hoặc khí nén để phối trộn, tạo sản phẩm cuối cùng; phải có hệ thống đường ống, máy bơm trong dây chuyền để vận chuyển nguyên liệu đến máy trộn và từ máy trộn đến thùng chứa trước khi chuyển đến máy đóng chai, đóng gói thành phẩm.
    • Sản xuất loại phân bón có yêu cầu về độ ẩm dưới 12% phải có máy, thiết bị sấy trong dây chuyền sản xuất. Phân bón có yêu cầu về cỡ hạt phải có sàng phân loại sản phẩm.
    • Có cân hoặc thiết bị đo lường có độ chính xác theo quy định pháp luật về đo lường để kiểm soát khối lượng hoặc thể tích nguyên liệu, thành phẩm.
    • Cơ sở tự sản xuất chủng men giống để sản xuất các loại phân bón chứa vi sinh vật phải có các thiết bị tạo môi trường, nuôi cấy và bảo quản vi sinh vật.
    • Cơ sở tự thủy phân nguyên liệu để sản xuất các loại phân bón chứa chất sinh học phải có thiết bị thủy phân đảm bảo an toàn và thiết bị để kiểm soát môi trường thủy phân phù hợp với quy trình sản xuất.

2. Về trình độ nhận thức

  • Nguồn trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn là 05 năm và được cấp lại.
  • Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Theo điều 13 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón như sau:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
  2. Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón
  3. Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất
  4. Bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.

Thủ tục đăng ký đủ điều kiện sản xuất phân bón

Điều 17 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định trình tự cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp

Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón.

Bước 3: Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục.

Trường hợp kết quả đạt yêu cầu, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hy vọng sau khi đọc bài viết trên, các bạn đã nắm được điều kiện, hồ sơ và thủ tục đăng ký đủ điều kiện sản xuất phân bón. Nếu có thêm những thắc mắc về thủ tục đủ điều kiện phân bón hoặc các vấn đề liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với Chất Lượng Việt để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Tin tức liên quan

0901981789