Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 – Tiêu chuẩn tốt nhất cho Công ty thực phẩm

Từ yêu cầu của người tiêu dùng đến nhu cầu của thị trường luôn có những đòi hỏi ngày càng khắt khe đối với sự an toàn của các loại thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống hằng ngày.  Cùng với điều kiện quản lý khó khăn của ngành thực phẩm, việc đảm bảo chất lượng an toàn cho các loại thực phẩm là một bài toán khó mà doanh nghiệp bạn cần giải quyết nếu muốn nâng cao khả năng cạnh trang, tăng doanh thu.

Cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng đó là áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 vào quy trình sản xuất – tức là sản phẩm của bạn phải được cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

Tại sao tiêu chuẩn ISO 22000:2018 lại đặc biệt quan trọng với các công ty thực phẩm?

ISO 22000:2018 chính là yếu tố quyết định đằng sau tất cả những sản phẩm thành công về chất lượng an toàn thực phẩm.

Nếu không được chứng nhận ISO 22000, sản phẩm của bạn có thể sẽ bị chìm nghỉm trong đám đông những công ty khác hoạt động cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm. Bởi, chứng nhận ISO 22000 được nhìn nhận như là bằng chứng chứng minh rằng đơn vị doanh nghiệp bạn có đủ khả năng sản xuất và kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn và đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật hiện hành. Khi đó, những khách hàng, đối tác sẽ không thể đủ tin tưởng để sử dụng sản phẩm mà bạn kinh doanh.

tiêu chuẩn ISO 22000:2018Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 lại đặc biệt quan trọng với các công ty thực phẩm

Áp dụng thành công hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018, bạn có thể thay đổi điều đó! Có hai điều quan trọng bạn cần ghi nhớ nếu muốn thành công trong lĩnh vực thực phẩm:

  • Thiết lập niềm tin với khách hàng
  • Duy trì danh tiếng cho thương hiệu

Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cũng giúp công ty bạn xác định được các rủi ro, mối nguy ảnh hưởng đến sản phẩm, đưa ra các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu hoặc loại bỏ, tạo ra hệ thống kiểm soát thống nhất, chặt chẽ ngay từ đầu, hỗ trợ việc truy xuất sản phẩm. Từ đó, công ty giảm được các chi phí do xử lý/thu hồi sản phẩm không đạt yêu cầu an toàn thực phẩm, đáp ứng, tuân thủ các yêu cầu của pháp luật đưa ra cho sản phẩm.

Nếu không áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018, bạn đang bỏ lỡ một phần lớn thị trường cạnh tranh của mình.

Lưu ý: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã ban hành phiên bản ISO 22000:2018 thay thế cho ISO 22000:2005 vào ngày 19/06/2018. Theo hướng dẫn của Diễn đàn công nhận quốc tế – IAF: thời hạn cuối để các doanh nghiệp chuyển đổi sang phiên bản ISO 22000:2018 là 29/06/2021.

Quy trình tư vấn cấp chứng nhận ISO 22000:2018 tại Chất lượng Việt

Sẽ gồm có 7 bước cơ bản trong quy trình chứng nhận ISO 22000:2018

Bước 1: Khai thác thông tin ban đầu

Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận ISO 22000 tại Chất Lượng Việt (CLV). CLV sẽ gửi list danh sách các thông tin cơ bản cần khai thác ban đầu cho doanh nghiệp cung cấp (quy mô, sản phẩm, nhân sự,…). Sau đó, CLV sẽ cùng doanh nghiệp thỏa thuận và ký kết hợp đồng. 

Bước 2: Khảo sát, đánh giá sơ bộ

Thành lập đoàn chuyên gia thực hiện các cuộc khảo sát đến đánh giá sơ bộ về tình hình thực tế đang áp dụng ISO 22000 cụ thể như thế nào về máy móc thiết bị, nhà máy sản xuất, nguyên liệu đầu vào,… để hình dung rõ hơn về chân dung khách hàng, xây dựng hệ thống tài liệu, quy trình áp dụng cho phù hợp với doanh nghiệp.

Bước 3: Đào tạo và hướng dẫn áp dụng

Sau khi đã khảo sát thực tế tại doanh nghiệp. 

  • Chất Lượng Việt sẽ tổ chức khóa đào tạo nhận thức cho nhân viên của doanh nghiệp, đảm bảo nhân sự hiểu rỏ về các quy định trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
  • Hướng dẫn viết quy trình, soạn tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn, phục vụ các hoạt động sau này của doanh nghiệp. 
  • Thống nhất ban hành hệ thống tài liệu. Thực hiện phân phối tất cả tài liệu đến các bộ phận phòng ban, đảm bảo thực hiện đúng quy định, biểu mẫu đã cập nhật trong hệ thống tài liệu.
  • Thống nhất ban hành hệ thống tài liệu, sẽ tổ chức khóa đào tạo đánh giá viên nội bộ, để hướng dẫn triển khai dự án kỹ thuật, duy trì hệ thống.
  • Sau khi tham gia đào tạo, các thành viên sẽ trở thành đánh giá viên nội bộ của doanh nghiệp giúp duy trì hệ thống cho đơn vị của mình.

Bước 4: Thực hiện đánh giá nội bộ

Chuyên gia Chất Lượng Việt kết hợp với chuyên gia đánh giá nội bộ của doanh nghiệp để thực hiện đánh giá nội bộ. Các đánh giá viên nội bộ của doanh nghiệp sẽ theo dõi để đánh giá tập sự nhằm học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế trong việc đánh giá.

Bước 5: Thực hiện đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018

Tổ chức chứng nhận (Bên thứ 3) sẽ cử đoàn chuyên gia xuống tổ chức để đánh giá mức độ phụ hợp theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

tiêu chuẩn iso 22000

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 và duy trì hệ thống

Sau khi hoàn thiện cuộc đánh giá và có kết luận, khắc phục lỗi đánh giá (nếu có), doanh nghiệp gửi đầy đủ bằng chứng cho đơn vị chứng nhận và đợi nhận giấy chứng nhận ISO 22000. Sau khi được chứng nhận, doanh nghiệp phải luôn luôn duy trì tính hiệu lực của tiêu chuẩn ISO 22000.

Bước 7: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại

  • Chứng nhận ISO 22000 có hiệu lực tối đa 3 năm (kể từ ngày cấp)
  • Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.
  • Số lần đánh giá giám sát thông thường là 2 lần (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu. 

Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về tầm quan trọng của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đối với một công ty thực phẩm. Và nắm được quy trình cấp chứng nhận ISO 22000:2018 được thực như thế nào. Hãy liên hệ với chúng tôi, Chất Lượng Việt! Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 22000:2018, giúp bạn trở nên nổi bật trong ngành thực phẩm.

Bài viết cùng chủ đề:

Tin tức liên quan

0901981789