Thực phẩm hữu cơ không còn là xu hướng tức thời khi sức khỏe trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu. Việc lựa chọn sản phẩm an toàn từ vệ sinh đến cân bằng chất dinh dưỡng ngày càng được chú trọng. Với xu hướng này, thịt bò, sữa bò đạt chứng nhận hữu cơ trở thành lựa chọn.
Nhận thấy xu hướng tiêu dùng trong tương lai, cho nên ở thời điểm hiện tại các trang trại chăn nuôi bò đã dần chuyển đổi phương thức chăn nuôi theo hướng chăn nuôi bò hữu cơ, cung cấp sản phẩm an toàn ra thị trường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu chứng nhận bò hữu cơ là gì? Và thủ tục đăng ký cấp chứng nhận bò hữu cơ được thực hiện như thế nào.
Nhưng trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu thế nào được gọi là chăn nuôi hữu cơ đã nhé!
Chăn nuôi hữu cơ là gì?
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 Nông nghiệp hữu cơ gồm các phần sau đây:
- TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ,
- TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ,
- TCVN 11041-3:2017 Nông nghiệp hữu cơ- Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ.
Chăn nuôi hữu cơ là một phần trong nông nghiệp hữu cơ, đây là hình thức chăn nuôi chủ yếu sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên, thức ăn hữu cơ không ít hơn 90 % (tính theo khối lượng chất khô) đối với các loài nhai lại và không ít hơn 80 % (tính theo khối lượng chất khô) đối với các loài không nhai lại.
Quá trình chăn nuôi hữu cơ không sử dụng thức ăn có thành phần biến đổi gen, thức ăn tăng trọng, kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi. Đồng thời, chăn nuôi theo hướng hữa cơ nhằm giảm nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.
Chứng nhận chăn nuôi bò hữu cơ là gì?
Chứng nhận chăn nuôi hữu cơ là minh chứng cho sản phẩm thực phẩm trong quá trình chăn nuôi hoàn toàn không sử dụng thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng, hóc môn, thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi. Chứng nhận chăn nuôi hữu cơ là việc xác nhận hoạt động chăn nuôi phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ TCVN 11041-3:2017.
Chứng nhận bò hữu cơ là giấy chứng nhận được cấp cho trang trại bò nhằm khẳng định sản phẩm thịt bò được sản xuất phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.
Xem thêm: Các yêu cầu quan trọng cần biết về chăn nuôi hữu cơ
Tại sao cần chứng nhận bò hữu cơ?
Sau đây sẽ là một số lợi ích khiến cho các doanh nghiệp phải đăng ký chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm mình:
Đáp ứng tiêu chuẩn và được công nhận sản phẩm hữu cơ
Phát triển chăn nuôi theo tiêu chuẩn hữu cơ là mục tiêu mà ngành nông nghiệp đang hướng đến nhằm cung ứng sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn cho người sản xuất, môi trường và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Khi đáp ứng được các nguyên tắc và yêu cầu trong chăn nuôi bò hữu cơ theo quy định TCVN 11041-3:2017, doanh nghiệp sẽ được công nhận và cấp giấy chứng nhận bò hữu cơ.
Tiếp cận khách hàng tiềm năng
Sản phẩm thịt bò được gắn nhãn hữu cơ, đây là bằng chứng để chứng nhận sản phẩm của mình đạt chứng nhận hữu cơ. Từ đó thương hiệu của bạn sẽ được biết đến nhiều hơn, tăng số lượng người tiêu dùng, đảm bảo giá cả, tăng khả năng cạnh tranh, tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu thực phẩm.
Nâng cao uy tín thương hiệu
Được phép in nhãn dán chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ, xây dựng được lòng tin đối với khách hàng và đối tác. Được sử dụng dấu hoặc giấy chứng nhận hữu cơ trong các hoạt động marketing, quảng cáo, giới thiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp.
Hướng dẫn nhanh 5 bước tư vấn cấp chứng nhận chăn nuôi hữu cơ cho bò sữa, bò thịt
Bây giờ chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 8 bước đăng ký cấp chứng nhận chăn nuôi hữu cơ
- Đăng ký tư vấn cấp chứng nhận chăn nuôi hữu cơ
- Tư vấn xây dựng và hướng dẫn áp dụng theo tiêu chuẩn chăn nuôi hữu cơ
- Đăng ký đánh giá cấp giấy chứng nhận
- Tiến hành đánh giá
- Cấp giấy chứng nhận chăn nuôi hữu cơ
Bước 1: Đăng ký dịch vụ tư vấn cấp chứng nhận
Đầu tiên, bạn liên hệ Chất lượng Việt để đăng ký tư vấn và cấp chứng nhận chăn nuôi hữu cơ cho bò thịt, bò sữa.
Bước 2: Tư vấn xây dựng và hướng dẫn áp dụng
Sau khi thống nhất và ký kết hợp đồng, Chất lượng Việt sẽ tiến hành thực hiện quá trình tư vấn áp dụng theo hữu cơ.
- Khảo sát toàn bộ trang trại, tiếp nhận thông tin về: khu vực chuồng nuôi, xem xét chuyển đổi, bò giống, thức ăn cho bò, kho chứa thức ăn, khu vực bảo quản sữa bò, kế hoạch phòng bệnh chữa bệnh, quản lý cơ sở chăn nuôi, quản lý phân và nước thải,…Xem xét các nội dung nào chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định của tiêu chuẩn, Chất lượng Việt sẽ hướng dẫn đơn vị chỉnh sửa, bổ sung,…(nếu có).
- Đào tạo nhận thức về chăn nuôi theo hữu cơ cho toàn thể cán bộ, nhân viên của đơn vị và đào tạo đánh giá viên nội bộ theo tiêu chuẩn hữu cơ cho Ban quản lý của đơn vị.
- Xây dựng hệ thống tài liệu, hồ sơ chăn nuôi đáp ứng theo quy định của tiêu chuẩn hữu cơ.
- Hướng dẫn đơn vị áp dụng, ghi chép nhận ký chăn nuôi theo hữu cơ.
- Hướng dẫn thực hiện đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn hữu cơ và khắc phục các điểm không phù hợp sau đánh giá.
Bước 3: Đăng ký đánh giá cấp giấy chứng nhận
Hỗ trợ đơn vị liên hệ với tổ chức chứng nhận để thực hiện việc đăng ký chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Bước 4: Tiến hành đánh giá
Đoàn đánh giá của tổ chức chứng nhận sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại cơ sở. Xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, yêu cầu khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có).
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận
- Sau khi hoàn thành việc đánh giá và khắc phục các điểm không phù hợp sau đánh giá (nếu có) đơn vị sẽ được cấp giấy chứng nhận chăn nuôi hữu cơ và cho phép đơn vị sử dụng dấu hữu cơ.
- Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 02 năm kể từ ngày cấp.
Sau khi cấp giấy chứng nhận sẽ có những hoạt động sau
1. Đánh giá giám sát
- Đánh giá giám sát được thực hiện sau khi cơ sở được cấp giấy chứng nhận hữu cơ. Đánh giá giám sát có thể thực hiện định kỳ (báo trước) hoặc đột xuất (không báo trước).
- Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát, tần suất đánh giá giám sát không quá 12 tháng /1 lần.
- Nội dung các bước tiến hành đánh giá giám sát tại cơ sở được thực hiện tương tự như đánh giá lần đầu.
2. Đánh giá và cấp chứng nhận lại
- Đánh giá lại được thực hiện khi cơ sở sản xuất yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận hữu cơ đã hết hiệu lực.
03 tháng trước khi hết hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, sẽ thông báo hướng dẫn cho cơ sở biết để làm quy trình đăng ký đánh giá lại để cấp giấy chứng nhận mới.
Trên đây là những chia sẽ của chúng tôi về chứng nhận bò hữu cơ, hướng dẫn các bước thực hiện đăng ký cấp chứng nhận chăn nuôi bò hữu cơ. Nếu bạn đang cần tìm đơn vị tư vấn cấp chứng nhận chăn nuôi hữu cơ, thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé, chúng tôi sẽ giúp bạn đạt được điều đó với mức báo gia tư vấn trọn gói phù hợp nhất.
Bài viết cùng chủ đề: