Chứng nhận Halal cho sản phẩm khẩu trang y tế

Chứng nhận Halal cho Khẩu trang y tế – Để có cơ hội xuất khẩu sản phẩm khẩu trang y tế, đồ bảo hộ sang thị trường tiêu dùng Hồi giáo, thì các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực ngành hàng này phải đảm bảo các sản phẩm của mình phải đạt được chứng nhận Halal theo chương trình Jakim – Malaysia.

chung-nhan-halal-cho-khau-trang-y-te

Đối với khối các nước Hồi giáo, chứng nhận tiêu chuẩn Halal là bảo lãnh cho các thành viên của họ, mua sản phẩm mà không phải lo ngại về chất lượng và thành phần của sản phẩm.

Chứng nhận Halal là gì?

Halal là một từ tiếng Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc “được cho phép” theo luật Sharia. Khái niệm này mở rộng đến tất cả các khía cạnh của lối sống Hồi giáo, bao gồm: thực phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu, sản phẩm bảo vệ sức khỏe, dịch vụ,… đều chứng nhận được.

Ngược lại với Halal là Haram, có nghĩa là “bất hợp pháp” hoặc “bị cấm”. Các sản phẩm thịt lợn, rượu, và bất kỳ chất phụ gia nào có chứa cồn và một số phụ phẩm động vật khác đều được coi là Haram.

Một sản phẩm được coi là Halal trước khi được đưa ra thị trường tiêu thụ (bao gồm cả thực phẩm, dược phẩm và thực phẩm bổ sung, sản phẩm bảo vệ sức khỏe,…) đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của chế độ ăn uống Hồi giáo. Điều này được thực hiện, kiểm soát thông qua bên giám sát độc lập thứ 3. Các công ty, tổ chức này sẽ đảm bảo việc giám sát quy trình sản xuất, thực hiện kiểm tra thường xuyên cơ sở sản xuất, nguyên liệu đầu vào có truy xuất được nguồn gốc không cũng như quy trình sản xuất ra sản phẩm có đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn Halal.

Xem thêm: Tìm hiểu về thực phẩm Halal

Chứng nhận Halal cho khẩu trang y tế

Nếu muốn tham gia sản xuất khẩu trang y tế để nhập khẩu sang thị trường tiêu dùng người Hồi giáo, doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may sẽ phải đảm bảo sản phẩm đạt chứng nhận Halal cho khẩu trang y tế theo tiêu chuẩn Jakim – Malaysia.

chung-nhan-halal-cho-khau-trang-y-te

Chương trình Jakim – Malaysia:

Có thời hạn chứng nhận 1 năm.

Tất cả các loại sản phẩm: thực phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu, sản phẩm bảo vệ sức khỏe, dịch vụ… đều chứng nhận được.

Phạm vi xuất khẩu: Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước. Ngoại trừ: Indonesia và GCC.

  • MS 1500:2009: Thực phẩm và đồ uống Halal.
  • MS 2200:2008: Mỹ phẩm và sản phẩm bảo vệ sức khỏe chăm sóc cá nhân.
  • MS 2424:2012: Dược phẩm Halal – Các yêu cầu.
  • MS 2565:2014: Bao bì Halal – Các hướng dẫn
  • MS 2300:2009: Hệ thống quản lý HAS – Các yêu cầu.
  • MS 2400: 2010: Dịch vu Halal về Logictics.
  • MS 2400-1:2010: Hệ thống quản lý các yêu cầu về vận chuyển hàng hóa và/hoặc dịch vụ chuỗi hàng hóa.
  • MS 2400-2:2010: Hệ thống quản lý các yêu cầu cho hoạt động kho bãi và liên quan.
  • MS 2400-3:2010: Hệ thống quản lý các yêu cầu về bán lẻ.

Điều kiện cơ bản để khẩu trang y tế được chứng nhận Halal

  • Sản phẩm không phải Haram và/hoặc sử dụng những thành phần không phải Haram phù hợp với các yêu cầu của luật Shari’ah và thiên kinh Quran;
  • Doanh nghiệp phải có hệ thống kiểm soát sản xuất phù hợp tiêu chuẩn Halal, hoặc có các yêu cầu đảm bảo chất lượng tương tự; phải đào tạo cho nhân viên, thực hiện đánh giá nội bộ việc áp dụng tiêu chuẩn Halal…
  • Dây chuyền sản xuất không lẫn lộn Halal và Haram. Đối với các doanh nghiệp có sản xuất các sản phẩm liên quan đến động vật (không bao gồm thủy sản) bắt buộc áp dụng các yêu cầu nghiêm ngặt hơn.
  • Chịu sự giám sát sau chứng nhận qua việc xem xét các yếu tố bảo đảm chất lượng và có kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm lấy từ doanh nghiệp sản xuất và/hoặc thị trường.

Tham khảo: Tiêu chuẩn Halal được áp dụng như thế nào?

chung-nhan-halal-cho-khau-trang-y-te

Quy trình tư vấn chứng nhận Halal cho khẩu trang y tế

Bước 1: Nộp đơn đăng ký chứng nhận

Khách hàng cần điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu đăng ký và chọn chương trình chứng nhận Halal phù hợp với thị trường xuất khẩu

Lưu ý: Tổ chức đăng kí chứng nhận Halal cần tìm hiểu rõ thị trường xuất khẩu của sản phẩm để tiến hành lựa chọn chương trình chứng nhận theo 3 chương trình chứng nhận:

  • JAKIM – Malaysia
  • MUI – Indonesia
  • GCC ( GCC bao gồm: UAE, Kuwwait, Oman, Quatar, Saudi Arabia, Bahrain, Yemen)

Đối với sản phẩm khẩu trang y tế sẽ làm đăng ký chứng nhận theo chương trình Jakim – Malaysia.

Bước 2: Báo giá và ký kết hợp đồng

Căn cứ dựa theo thông tin khách hàng cung cấp, đơn vị tư vấn sẽ tiến hành xem xét đăng ký chứng nhận và thông báo tới doanh nghiệp về chi phí chứng nhận.

Hợp đồng chứng nhận được ký kết sau khi hai bên thống nhất các thỏa thuận chứng nhận.

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 – Đánh giá hồ sơ

Đánh giá hồ sơ, doanh nghiệp cung cấp các hồ sơ theo yêu cầu để đánh giá sơ bộ trước khi đánh giá giai đoạn 2.

Thủ tục hồ sơ giai đoạn 1 bao gồm:

  • Hồ sơ giới thiệu công ty ( bao gồm cả sơ đồ tổ chức).
  • Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
  • Các giấy phép hoạt động (nếu có).
  • Quy trình/Sơ đồ sản xuất các sản phẩm chứng nhận.
  • Các kết quả thí nghiệm của sản phẩm chứng nhận.
  • Các chứng chỉ khác như ISO, HACCP, GMP, GAP (nếu có)…
  • Các hồ sơ chứng minh thành phần nguyên liệu, phụ gia không chứa bất kỳ thành phần nào là Haram…

Kiểm tra đánh giá hồ sơ và thông báo đến doanh nghiệp để bổ sung thông tin còn thiếu (nếu cần). Tổng thời gian cho việc đánh giá giai đoạn 1 là không quá 90 ngày kể từ sẵn sàng cho việc đánh giá giai đoạn 1.

Mẫu Giấy chứng nhận Halal cho khấu trang y tế

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 – Đánh giá hiện trường cơ sở sản xuất

Chương trình đánh giá theo yêu cầu của tiêu chuẩn Halal chuẩn quốc tế đối với sản phẩm khẩu trang y tế: MS 2200:2008,…

Mục đích đánh giá giai đoạn là kiểm tra tính phù hợp của sản phẩm được chứng nhận với các quy định về Halal để cấp chứng chỉ.

Bước 5: Thẩm tra hồ sơ và bàn giao giấy chứng nhận

Kết thúc quá trình đánh giá, đoàn chuyên gia đánh giá lập báo cáo đánh giá gửi cho doanh nghiệp được đánh giá.

Trong trường hợp có những điểm không phù hợp, doanh nghiệp được đánh giá phải tiến hành biện pháp khắc phục, gửi báo cáo hành động khắc phục và bằng chứng kèm theo trong khoảng thời gian đã định là 30 ngày kể từ ngày đánh giá hiện trường.

Phân biệt những điểm không phù hợp nặng hoặc nhẹ:

  • MINOR (Không phù hợp nhẹ): Liên quan đến an toàn vệ sinh, hồ sơ chưa đầy đủ, việc kiểm soát chưa đáp ứng đầu đủ yêu cầu (ví dụ như việc sử dụng hoá chất bị cấm, vệ sinh cá nhân, kiểm soát cô trùng);
  • MAJOR (không phù hợp nặng): Liên quan đến việc thay đổi thành phần nguyên liệu, sử dụng nguyên liệu thịt không có chứng chỉ Halal, thay đổi nhà cung cấp, máy móc và di dời của nhà máy.

Những lỗi không phù hợp (đặc biệt là không phù hợp nặng) được đề cập ở trên sẽ dẫn đến việc đình chỉ hiệu lực chứng chỉ và doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các hành động khắc phục phòng ngừa.

Vấn đề nghiêm trọng: Liên quan đến việc sử dụng các thành phần Haram (bị cấm) trong sản xuất (ví dụ như không giết động vật theo nghi thức đạo hồi, sử dụng thịt lợn/heo hoặc dẫn xuất của nó,…). Vi phạm các lỗi này sẽ bị thu hồi chứng chỉ đã được cấp.

Xem thêm: Lấy chứng nhận Halal để thâm nhập thị trường lớn

Chất Lượng Việt (CLV) cung cấp dịch vụ tư vấn trọn gói dịch vụ chứng nhận Halal cho khẩu trang y tế. Ngoài ra, CLV còn cung cấp đầy đủ dịch vụ tư vấn chứng nhận hệ thống quản lý như ISO, HACCP, GMP, GAP. Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu về dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0901.981.789.

Tin tức liên quan

0901981789