Chăn nuôi lợn hữu cơ là thuật ngữ không còn quá xa lạ trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, bạn đã biết thế nào là chăn nuôi lợn hữu cơ chưa? Các nguyên tắc và yêu cầu trong chăn nuôi lợn hữu cơ được quy định như thế nào? Làm thế nào để áp dụng và đạt chứng nhận hữu cơ cho lợn? Lợi ích khi doanh nghiệp của bạn đạt chứng nhận hữu cơ là gì?
Bài viết sau đây, Chất Lượng Việt sẽ giúp các bạn trả lời những thắc mắc trên. Cùng chúng tôi theo dõi nhé!
Chăn nuôi lợn hữu cơ là gì?
Phương thức hữu cơ là gì? Là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm đẩy mạnh và tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm cả đa dạng sinh học, các chu trình sinh học và năng suất sinh học. Nông nghiệp hữu cơ nhấn mạnh việc quản lý các hoạt động canh tác, giảm thiểu việc dùng vật tư, nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài cơ sở và có tính đến các điều kiện từng vùng, từng địa phương.
Chăn nuôi lợn hữu cơ là quá trình chăn nuôi không sử dụng thức ăn có thành phần biến đổi gen, thức ăn tăng trọng, kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi. Đồng thời, chăn nuôi lợn theo hướng hữa cơ nhằm giảm nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.
Chăn nuôi lợn hữu cơ là gì?
Chứng nhận hữu cơ cho lợn là giấy chứng nhận được cấp cho doanh nghiệp nhằm khẳng định sản phẩm thịt lợn của doanh nghiệp được sản xuất phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ TCVN 11041-3:2017 Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ.
Các yêu cầu trong chăn nuôi lợn hữu cơ
- Khu vực chăn nuôi
- Chọn con giống
- Thức ăn chăn nuôi
- Quản lý sức khỏe vật nuôi
- Quản lý cơ sở chăn nuôi
- Quản lý phân và chất thải
1. Khu vực chăn nuôi
- Khu vực chăn nuôi lợn hữu cơ phải được khoanh vùng, phải có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt với khu vực không sản xuất hữu cơ, cách xa khu vực môi trường bị ô nhiễm hoặc khu tập kết, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.
2. Chọn lợn giống
- Việc chọn lợn giống và phương pháp nhân giống phải theo những yêu cầu sau:
- Lợn giống phải thích nghi với điều kiện địa phương và với hệ thống chăn nuôi hữu cơ, ưu tiên sử dụng các nguồn giống bản địa.
- Con giống phải khỏe mạnh và có khả năng kháng bệnh.
- Không có các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc các vấn đề về sức khỏe liên quan đến một số giống vật nuôi như: hội chứng căng thẳng ở lợn, tự sẩy thai,…
- Nên sử dụng các phương pháp sinh sản tự nhiên hơn là phương pháp thụ tinh nhân tạo.
- Không được dùng kỹ thuật ghép phôi và biện pháp xử lý sinh sản bằng hoóc môn.
- Không được dùng kỹ thuật gen trong việc nhân giống.
- Không được chuyển đổi qua lại vật nuôi giữa khu vực chăn nuôi hữu cơ và khu vực chăn nuôi không hữu cơ.
3. Quản lý thức ăn chăn nuôi
- Trong quá trình chăn nuôi nên được cung cấp mức tối ưu 100 % thức ăn hữu cơ, kể cả thức ăn trong thời kỳ chuyển đổi.
- Cơ sở chăn nuôi phải tự cung cấp tối thiểu 50 % lượng thức ăn chăn nuôi (tính theo chất khô), bao gồm cả thức ăn từ các đồng cỏ tự nhiên lân cận hoặc thức ăn được liên kết sản xuất với cơ sở sản xuất hữu cơ khác trong khu vực.
- Lợn phải được cung cấp thức ăn thô ở dạng tươi, dạng khô hoặc dạng ủ chua trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Đối với lợn non phải được uống sữa mẹ trong thời gian ít nhất là 4 tuần.
4. Quản lý sức khỏe
Việc phòng bệnh trong chăn nuôi hữu cơ cần dựa trên những nguyên tắc sau đây:
- Chọn các giống vật nuôi thích hợp.
- Áp dụng các biện pháp thực hành chăn nuôi phù hợp với yêu cầu của mỗi loài, tăng cường sức đề kháng và việc phòng bệnh.
- Dùng thức ăn hữu cơ có chất lượng tốt, kết hợp với việc cho vật nuôi thường xuyên vận động và để chúng được tiếp xúc với đồng cỏ và/hoặc khu vận động ngoài trời nhằm tăng miễn dịch tự nhiên của vật nuôi.
- Bảo đảm mật độ chuồng trại thích hợp nhằm tránh số lượng quá đông và tránh gây ra các vấn đề về sức khỏe.
- Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như vệ sinh động vật, sử dụng vacxin, sử dụng các dịch chiết sinh học, kiểm dịch động vật nhiễm bệnh, kiểm dịch vật nuôi mới.
- Nếu có lợn bị ốm hoặc bị thương thì phải điều trị ngay và phải cách ly ở nơi thích hợp, nếu cần. Cơ sở chăn nuôi phải sử dụng thuốc điều trị để tránh làm lợn đau đớn không cần thiết, mặc dù việc dùng thuốc như vậy làm làm cho lợn mất trạng thái hữu cơ. Phải lưu hồ sơ chi tiết về việc điều trị, thuốc thú y đã dùng và thời gian thải hồi thuốc.
5. Quản lý cơ sở chăn nuôi
Trong chăn nuôi lợn hữu cơ, không cho phép các hoạt động gây tác động vật lý đến cơ thể vật nuôi như buộc dây chun vào đuôi, cắt đuôi, cưa răng, cắt ngắn mỏ, trừ khi:
- Cần cắt đuôi, cưa răng, cắt ngắn mỏ vì lý do an toàn và quyền vật nuôi.
- Cần thiến lợn đực nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
- Có thể đánh số vật nuôi, ví dụ đánh số tai, nhưng không được dùng nhiệt.
- Cần cắt đuôi vật nuôi để đảm bảo sức khỏe.
- Việc vận chuyển lợn sống cần thực hiện cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh làm cho lợn bị căng thẳng, hoảng loạn, chấn thương hoặc đau đớn. Không được sử dụng roi điện và thuốc thú y, chất hóa học gây tác động đến hành vi như chất kích thích, thuốc an thần.
- Chuồng trại đảm bảo cho lợn có đủ không gian để đứng, nằm dễ dàng, quay tròn.
6. Quản lý phân và chất thải
Hoạt động quản lý chất thải tại các khu vực chăn nuôi lợn cần thực hiện như sau:
- Giảm thiểu sự xuống cấp của đất và nước.
- Không làm ô nhiễm nguồn nước bởi nitrat và vi khuẩn gây bệnh.
- Có biện pháp phù hợp để phục hồi các chất dinh dưỡng trong đất.
- Không đốt chất thải hoặc xử lý bằng phương pháp không hữu cơ, ngoại trừ việc đốt xác vật nuôi để kiểm soát bệnh dịch.
Nguyên tắt chuyển đổi sang chăn nuôi hữu cơ
- Việc chuyển đổi vùng đất dự kiến dùng để trồng cây làm thức ăn chăn nuôi phải phù hợp với 5.1.2 của TCVN 11041-2:2017.
- Đối với lợn hướng thịt: phải ít nhất ba phần tư quãng thời gian sống của chúng và không ít hơn 4 tháng.
- Trong thời gian chuyển đổi, lợn nên được cung cấp mức tối ưu 100 % thức ăn hữu cơ. Phải được cung cấp thức ăn thô ở dạng tươi, dạng khô hoặc dạng ủ chua trong khẩu phần ăn hàng ngày, phải được uống đủ nước.
5 bước tư vấn chứng nhận hữu cơ cho lợn
Bước 1: Đăng ký dịch vụ tư vấn chứng nhận
Đầu tiên, bạn liên hệ Chất lượng Việt để đăng ký tư vấn chứng nhận chăn nuôi hữu cơ cho lợn.
Bước 2: Tư vấn xây dựng và hướng dẫn áp dụng
Sau khi thống nhất và ký kết hợp đồng, Chất lượng Việt sẽ tiến hành thực hiện quá trình tư vấn áp dụng theo hữu cơ.
- Khảo sát toàn bộ trang trại, tiếp nhận thông tin về: khu vực chuồng nuôi, xem xét chuyển đổi, lợn giống, thức ăn cho lợn, kho chứa thức ăn, kế hoạch phòng bệnh chữa bệnh, quản lý cơ sở chăn nuôi, quản lý phân và nước thải,…Xem xét các nội dung nào chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định của tiêu chuẩn, Chất lượng Việt sẽ hướng dẫn đơn vị chỉnh sửa, bổ sung,…(nếu có).
- Đào tạo nhận thức về chăn nuôi theo hữu cơ cho toàn thể cán bộ, nhân viên của đơn vị và đào tạo đánh giá viên nội bộ theo tiêu chuẩn hữu cơ cho Ban quản lý của đơn vị.
- Xây dựng hệ thống tài liệu, hồ sơ chăn nuôi đáp ứng theo quy định của tiêu chuẩn hữu cơ.
- Hướng dẫn đơn vị áp dụng, ghi chép nhận ký chăn nuôi theo hữu cơ.
- Hướng dẫn thực hiện đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn hữu cơ và khắc phục các điểm không phù hợp sau đánh giá.
Bước 3: Đăng ký đánh giá cấp giấy chứng nhận
Hỗ trợ đơn vị liên hệ với tổ chức chứng nhận để thực hiện việc đăng ký chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Bước 4: Tiến hành đánh giá
Đoàn đánh giá của tổ chức chứng nhận sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại cơ sở. Xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, yêu cầu khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có).
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận
- Sau khi hoàn thành việc đánh giá và khắc phục các điểm không phù hợp sau đánh giá (nếu có) đơn vị sẽ được cấp giấy chứng nhận chăn nuôi hữu cơ và cho phép đơn vị sử dụng dấu hữu cơ.
- Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 02 năm kể từ ngày cấp.
Sau khi cấp giấy chứng nhận sẽ có những hoạt động sau:
Đánh giá giám sát
- Đánh giá giám sát được thực hiện sau khi cơ sở được cấp giấy chứng nhận hữu cơ. Đánh giá giám sát có thể thực hiện định kỳ (báo trước) hoặc đột xuất (không báo trước).
- Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát, tần suất đánh giá giám sát không quá 12 tháng /1 lần.
- Nội dung các bước tiến hành đánh giá giám sát tại cơ sở được thực hiện tương tự như đánh giá lần đầu.
Đánh giá và cấp chứng nhận lại
- Đánh giá lại được thực hiện khi cơ sở sản xuất yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận hữu cơ đã hết hiệu lực.
- 03 tháng trước khi hết hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, sẽ thông báo hướng dẫn cho cơ sở biết để làm quy trình đăng ký đánh giá lại để cấp giấy chứng nhận mới.
Lợi ích khi đạt chứng nhận hữu cơ cho lợn
Chăn nuôi hữu cơ có vị trí rất quan trọng trong nông nghiệp hữu cơ. Vậy những ưu điểm mà mô hình chăn nuôi này mang lại là gì? Hãy cùng xem nội dung dưới đây nhé!
Lợi ích khi đạt chứng nhận hữu cơ cho lợn
Đáp ứng tiêu chuẩn và được công nhận sản phẩm hữu cơ
Phát triển chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn hữu cơ là mục tiêu mà ngành nông nghiệp cụ thể là trong chăn nuôi lợn đang hướng đến nhằm cung ứng sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn cho người sản xuất, môi trường và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Khi đáp ứng được các nguyên tắc và yêu cầu trong chăn nuôi lợn hữu cơ theo quy định TCVN 11041-3:2017, doanh nghiệp sẽ được công nhận và cấp giấy chứng nhận hữu cơ cho lợn.
Tiếp cận khách hàng tiềm năng
Sản phẩm thịt lợn được gắn nhãn hữu cơ, đây là bằng chứng để chứng nhận sản phẩm của bạn đạt chứng nhận hữu cơ. Từ đó thương hiệu của bạn sẽ được biết đến nhiều hơn, tăng số lượng người tiêu dùng, đảm bảo giá cả, tăng khả năng cạnh tranh, tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu thực phẩm.
Nâng cao uy tín thương hiệu
Khi đạt chứng nhận hữu cơ cho lợn, doanh nghiệp bạn sẽ được phép in nhãn dán chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ, xây dựng được lòng tin đối với khách hàng và đối tác. Được sử dụng dấu hoặc giấy chứng nhận hữu cơ trong các hoạt động marketing, quảng cáo, giới thiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Chăn nuôi lợn hữu cơ là gì. Với bài viết này, Chất Lượng Việt hy vọng đã mang đến cho bạn hình dung rõ ràng và những thông tin bổ ích về các yêu cầu trong chăn nuôi lợn hữu cơ. Và hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện tư vấn cấp chứng nhận hữu cơ. Bạn cần 1 đơn vị tư vấn cấp chứng nhận hữu cơ chuyên nghiệp thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!
Bài viết cùng chủ đề:
- Quy trình chứng nhận hữu cơ cho bò thịt, bò sữa (2022)
- Quy trình chứng nhận hữu cơ cho gà thịt, gà trứng (2022)
- Chứng nhận chè hữu cơ là gì? 7+ bước đăng ký chứng nhận chè hữu cơ
- Quy định cấp chứng nhận hữu cơ Châu Âu bạn cần biết (2022)
- Quy trình chứng nhận hữu cơ USDA Tiêu chuẩn Mỹ
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chi phí chứng nhận hữu cơ? (2022)