Tôm hữu cơ: Quy trình cấp chứng nhận hữu cơ cho tôm 2023

Tôm hữu cơ là gì? Tại sao chứng nhận hữu cơ cho tôm trở thành một phần quan trọng trong yếu tố xếp hạng chất lượng của sản phẩm? Nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực nuôi tôm, thì mô hình nuôi tôm hữu cơ sẽ giúp bạn mang lại kết quả tích cực. Vậy những yêu cầu trong nuôi tôm hữu cơ là gì? Quy trình cấp giấy chứng nhận hữu cơ cho tôm được thực hiện như thế nào?

Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

Mô hình nuôi tôm hữu cơ là gì?

Nuôi tôm theo phương thức hữu cơ khác với nuôi tôm thông thường. Nuôi tôm hữu cơ sẽ phải tuân thủ theo các yêu cầu và nguyên tắc của TCVN 11041-8:2018 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 8: Tôm hữu cơ.

quy-trinh-cap-chung-nhan-huu-co-cho-tomNuôi tôm hữu cơ là gì?

Đây là phương thức nuôi gần với tự nhiên, không sử dụng các chất hóa học, không sử dụng các sản phẩm biến đổi gen, các sản phẩm tạo ra từ công nghệ gen, áp dụng các biện pháp tốt nhất bảo vệ hệ sinh thái, gìn giữ đa dạng sinh học, hạn chế tối đa tác động gây ô nhiễm và mất an toàn từ các hoạt động nuôi trồng tới con người và môi trường.

Chứng nhận hữu cơ cho tôm là gì?

Chứng nhận hữu cơ cho tôm là giấy chứng nhận được cấp cho đơn vị nuôi tôm nhằm khẳng định sản phẩm tôm được sản xuất phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ TCVN 11041-8:2018 Phần 8: Tôm hữu cơ.

Lợi ích khi đạt chứng nhận hữu cơ cho tôm

Mô hình nuôi tôm theo hướng hữu cơ mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bạn. Chứng nhận hữu cơ cho tôm trở thành một phần quan trọng trong yếu tố xếp hạng chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, lý do bạn cần phải đạt chứng nhận hữu cơ là:

  • Phát triển nuôi tôm theo tiêu chuẩn hữu cơ là mục tiêu mà ngành nông nghiệp đang hướng đến. Trong những năm gần đây nuôi tôm đang hướng đến nhằm cung ứng sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn cho người sản xuất, môi trường và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
  • Khi đáp ứng được các nguyên tắc và yêu cầu trong nuôi tôm hữu cơ theo quy định TCVN 11041-8:2018, doanh nghiệp sẽ được công nhận và cấp giấy chứng nhận hữu cơ cho tôm.
  • Khi đạt chứng nhận hữu cơ, tôm được gắn nhãn hữu cơ, đây là bằng chứng để chứng nhận sản phẩm của bạn đạt chứng nhận hữu cơ. Từ đó thương hiệu của bạn sẽ được biết đến nhiều hơn, tăng số lượng người tiêu dùng, đảm bảo giá cả, tăng khả năng cạnh tranh, tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu thực phẩm.
  • Một trong những cơ sở để nâng cao uy tín chất lượng, doanh nghiệp bạn sẽ được phép in nhãn dán chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ, xây dựng được lòng tin đối với khách hàng và đối tác. Được sử dụng dấu hoặc giấy chứng nhận hữu cơ trong các hoạt động marketing, quảng cáo, giới thiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp.

Những nguyên tắc trong nuôi tôm hữu cơ

Có 5 nguyên tắc cơ bản trong nuôi tôm hữu cơ, cụ thể như sau:

quy-trinh-cap-chung-nhan-huu-co-cho-tom

  • Hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo và các vật tư, nguyên liệu đầu vào không có nguồn gốc từ tự nhiên.
  • Sử dụng giống tôm có khả năng kháng bệnh.
  • Duy trì môi trường nước lành mạnh và bảo tồn các hệ sinh thái thủy sinh, hệ sinh thái trên cạn xung quanh.
  • Sử dụng thức ăn cho tôm từ nguyên liệu thủy sản được khai thác bền vững, thức ăn hỗn hợp chế biến từ các thành phần nguyên liệu hữu cơ và các thành phần có nguồn gốc tự nhiên.
  • Tránh gây hại đối với các loài cần bảo tồn trong quá trình nuôi tôm hữu cơ.

Các yêu cầu trong nuôi tôm hữu cơ

1. Địa điểm nuôi tôm

  • Địa điểm làm ao phải nằm trong khu vực được quy hoạch nuôi loại tôm cụ thể (nước mặn, nước lợ, nước ngọt), phù hợp loài tôm được nuôi.
  • Không được nằm trong khu vực mà nguồn nước bị ô nhiễm bởi các sản phẩm hoặc các chất không được phép dùng trong nuôi tôm hữu cơ hoặc các chất gây ô nhiễm làm tổn hại đến bản chất hữu cơ của tôm.
  • Nếu nuôi tôm theo hình thức nuôi kín phải có hàng rào ngăn cách để nước không thể lưu thông giữa ao nuôi hữu cơ và ao nuôi không hữu cơ.

2. Chuyển đổi sang nuôi tôm hữu cơ

  • Thời gian chuyển đổi đối với ao nuôi các loài thuộc họ Penaeidae như tôm sú (Penaeus monodon Fabricius), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone) và các loài thuộc họ Palaemonidae như tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii De Man) là 6 tháng.

Thời gian chuyển đổi đối với ao nuôi các loài tôm khác:

  • Một vụ nuôi tôm, nếu vụ nuôi không lớn hơn 12 tháng.
  • 12 tháng, nếu vụ nuôi tôm lớn hơn 12 tháng.

Sản phẩm trong thời gian chuyển đổi không được coi là sản phẩm hữu cơ.

3. Duy trì sản xuất hữu cơ

  • Phải duy trì sản xuất hữu cơ liên tục. Không được chuyển đổi qua lại giữa khu vực sản xuất hữu cơ và khu vực sản xuất không hữu cơ, trừ khi có lý do thích hợp để chấm dứt sản xuất hữu cơ trên khu vực đã được chứng nhận hữu cơ và trong những trường hợp yêu cầu chuyển đổi được áp dụng.

4. Sản xuất song song và sản xuất riêng lẻ

  • Ao nuôi tôm thương phẩm hữu cơ có thể nằm trong cùng một khu với ao nuôi tôm không hữu cơ, nếu các ao này thực hiện các giai đoạn nuôi và thu hoạch tôm vào các thời điểm khác nhau. Phải lưu hồ sơ liên quan đến các hoạt động của cả ao nuôi tôm hữu cơ và ao nuôi tôm không hữu cơ.

5. Quản lý hệ sinh thái và đa dạng sinh học

Đối với hệ thống nuôi kín:

  • Phải theo dõi và kiểm soát được lưu lượng và chất lượng nước của nước lấy vào và chảy ra, đối với hình thức nuôi thay nước.
  • Phải duy trì thảm thực vật tự nhiên đối với ít nhất 5 % diện tích bờ bao tiếp giáp trực tiếp với nguồn nước cấp.

Đối với hệ thống nuôi hở:

  • Phải được đặt ở nơi có độ sâu, lưu lượng nước và tốc độ trao đổi nước đủ để giảm thiểu tác động lên nền đáy và vùng nước xung quanh.
  • Phải thiết kế, lắp đặt và bảo trì lồng nuôi phù hợp với việc tiếp xúc trực tiếp với môi trường nuôi.

Lưu ý: Nếu có rừng ngập mặn trong khu vực nuôi tôm hoặc ở gần cơ sở nuôi tôm thì phải có biện pháp bảo tồn hệ sinh thái.

6. Quản lý nước

  • Không được khai thác quá mức nguồn nước sử dụng để nuôi tôm.
  • Nguồn nước sử dụng để nuôi tôm không được có nguy cơ từ các chất ô nhiễm.
  • Chất lượng nước (ví dụ: màu, mùi, nồng độ oxy hòa tan, độ pH, hàm lượng amoniac) của phải thích hợp với loài tôm nuôi.

quy-trinh-cap-chung-nhan-huu-co-cho-tom

7. Chọn tôm giống

  • Các loài tôm được nuôi hữu cơ phải là loài bản địa hoặc là loài nhập nội đã thích nghi với điều kiện nuôi.
  • Không được sử dụng giống tôm biến đổi gen. Có thể nuôi tôm đa bội tạo thành từ phương pháp sử dụng nhiệt độ và áp suất.
  • Tôm đưa vào để nuôi hữu cơ phải có nguồn gốc hữu cơ.
  • Có thể sử dụng tôm tự nhiên hoặc tôm không hữu cơ để đưa vào nuôi hữu cơ với mục đích nhân giống hoặc để cải thiện đặc tính di truyền hoặc khi tôm hữu cơ không có sẵn trên thị trường.
  • Nếu tôm giống không phải là hữu cơ thì sản phẩm tôm chỉ được coi là hữu cơ khi ít nhất 95 % vòng đời của tôm được nuôi theo phương thức hữu cơ.

8. Quản lý thức ăn nuôi tôm

  • Tôm nuôi có thể sử dụng thức ăn tự nhiên hoặc thức ăn do cơ sở nuôi cung cấp.
  • Thức ăn cung cấp cho tôm phải tương thích với chế độ ăn trong môi trường tự nhiên và phải phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của từng loài tôm.
  • Khi cung cấp thức ăn cho tôm, cơ sở nuôi phải có biện pháp để giảm thiểu thất thoát thức ăn vào môi trường.

Các chất sau đây không được cho tôm ăn:

  • Urê, các chất kháng sinh và hormon được sử dụng để kích thích tăng trưởng, các chất tăng trường tổng hợp.

Các sản phẩm bảo quản thức ăn ủ chua, ngoại trừ:

  • Các phụ gia là vi khuẩn, phụ gia là enzym có nguồn gốc vi khuẩn, vi nấm và thực vật;
  • Các phụ phẩm từ công nghệ chế biến thực phẩm (ví dụ: whey, mật rỉ);
  • Axit lactic, axit propionic và axit formic.
  • Các chất tổng hợp nhằm kích thích ngon miệng hoặc điều vị.
  • Chất tạo màu tổng hợp.

9. Quản lý sức khỏe và phúc lợi tôm nuôi

  • Ao nuôi phải được thiết kế, vận hành và quản lý để giảm thiểu sự căng thẳng của tôm nuôi, giảm thiểu sự lây lan bệnh dịch trong ao nuôi cũng như các hệ sinh thái liền kề và các loài thủy sản bản địa.
  • Khi nuôi tôm trong lồng bè và đăng quây lưới, phải có biện pháp để giảm thiểu lây truyền bệnh dịch và ký sinh trùng giữa tôm nuôi và các loài thủy sản tự nhiên (ví dụ: đảm bảo mật độ lồng bè, mật độ tôm nuôi). Lồng bè và đăng quây lưới phải được bố trí sao cho giảm thiểu ô nhiễm và bệnh dịch từ các lồng bè thủy sản nuôi thông thường hoặc các quần thể thủy sản bản địa, có tính đến các yếu tố như dòng nước và các thay đổi theo mùa.

Phải đảm bảo phúc lợi đối với tôm nuôi thông qua các yêu cầu sau:

  • Tôm phải có chế độ ăn thích hợp, đủ về số lượng đủ và có các thành phần thức ăn có thể duy trì sức khỏe của tôm.
  • Môi trường nước nuôi tôm phải có các thông số chất lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu sinh lý của tôm.
  • Phải có biện pháp phòng ngừa bệnh dịch, tôm mang bệnh phải được chẩn đoán kịp thời và được điều trị.
  • Tôm phải có đủ không gian để hoạt động.
  • Phải giảm thiểu các điều kiện gây căng thẳng cho tôm.

10. Quản lý cơ sở nuôi tôm

  • Cơ sở nuôi phải thiết lập và duy trì các điều kiện sống phù hợp với sức khỏe và tập tính tự nhiên của tôm, bao gồm chất lượng nước, nhiệt độ và nồng độ oxy.
  • Cơ sở nuôi có thể sử dụng các hệ thống tuần hoàn nếu các hệ thống này hỗ trợ cho sức khỏe, sự sinh trưởng và phát triển của tôm.
  • Không được sử dụng vật liệu xây dựng và nhà ở có chứa hóa chất độc có thể thôi nhiễm vào nước nuôi tôm.

11. Kiểm soát ô nhiễm

Cơ sở nuôi phải nêu chi tiết các tác động môi trường của hoạt động nuôi tôm, việc giám sát môi trường và các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường thủy sinh và trên cạn xung quanh, bao gồm hạn chế tích tụ chất thải và giảm thiểu tác động đến sự di cư và sinh sản của quần thể động vật thủy sản tự nhiên bản địa và các loài bản địa khác (ví dụ: động vật ăn thịt, chim).

Đối với hệ thống nuôi mở, ao nuôi phải được bố trí và quản lý sao cho việc tích tụ bùn thải tại ao nuôi không vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường tại chỗ. Cơ sở nuôi phải có kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng hòa tan và chất dinh dưỡng dạng hạt để đánh giá được khả năng tự làm sạch của môi trường và duy trì được tình trạng này.

5 bước tư vấn và cấp chứng nhận hữu cơ cho tôm

Bước 1: Đăng ký dịch vụ tư vấn cấp chứng nhận

Đầu tiên, bạn liên hệ Chất lượng Việt để đăng ký tư vấn và cấp chứng nhận hữu cơ cho tôm.

Bước 2: Tư vấn xây dựng và hướng dẫn áp dụng

Sau khi thống nhất và ký kết hợp đồng, Chất lượng Việt sẽ tiến hành thực hiện quá trình tư vấn áp dụng theo hữu cơ.

  • Khảo sát toàn bộ vùng nuôi, tiếp nhận thông tin về: khu vực ao nuôi, xem xét chuyển đổi, tôm giống, thức ăn cho tôm, kho chứa thức ăn, kế hoạch phòng bệnh chữa bệnh, quản lý cơ sở nuôi tôm, nước thải,…Xem xét các nội dung nào chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định của tiêu chuẩn, Chất lượng Việt sẽ hướng dẫn đơn vị chỉnh sửa, bổ sung,…(nếu có).
  • Đào tạo nhận thức về nuôi trồng thủy sản theo hữu cơ cho toàn thể cán bộ, nhân viên của đơn vị và đào tạo đánh giá viên nội bộ theo tiêu chuẩn hữu cơ cho Ban quản lý của đơn vị.
  • Xây dựng hệ thống tài liệu, hồ sơ nuôi trồng đáp ứng theo quy định của tiêu chuẩn hữu cơ.
  • Hướng dẫn đơn vị áp dụng, ghi chép nhận ký nuôi tôm theo hữu cơ.
  • Hướng dẫn thực hiện đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn hữu cơ và khắc phục các điểm không phù hợp sau đánh giá.

Bước 3: Đăng ký đánh giá cấp giấy chứng nhận

Hỗ trợ đơn vị liên hệ với tổ chức chứng nhận để thực hiện việc đăng ký chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Bước 4: Tiến hành đánh giá

Đoàn đánh giá của tổ chức chứng nhận sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại cơ sở. Xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, yêu cầu khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có).

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận

  • Sau khi hoàn thành việc đánh giá và khắc phục các điểm không phù hợp sau đánh giá (nếu có) đơn vị sẽ được cấp giấy chứng nhận hữu cơ và cho phép đơn vị sử dụng dấu hữu cơ.
  • Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 02 năm kể từ ngày cấp.

Lưu ý : Sau khi cấp giấy chứng nhận sẽ có những hoạt động sau:

Đánh giá giám sát:

  • Đánh giá giám sát được thực hiện sau khi cơ sở được cấp giấy chứng nhận hữu cơ. Đánh giá giám sát có thể thực hiện định kỳ (báo trước) hoặc đột xuất (không báo trước).
  • Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát, tần suất đánh giá giám sát không quá 12 tháng /1 lần.
  • Nội dung các bước tiến hành đánh giá giám sát tại cơ sở được thực hiện tương tự như đánh giá lần đầu.

Đánh giá và cấp chứng nhận lại

  • Đánh giá lại được thực hiện khi cơ sở sản xuất yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận hữu cơ đã hết hiệu lực.
  • 03 tháng trước khi hết hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, sẽ thông báo hướng dẫn cho cơ sở biết để làm quy trình đăng ký đánh giá lại để cấp giấy chứng nhận mới.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Chứng nhận hữu cơ cho tôm. Với bài viết này, Chất Lượng Việt hy vọng đã mang đến cho bạn hình dung rõ ràng về các yêu cầu trong nuôi tôm hữu cơ và những thông tin bổ ích về quy trình cấp chứng nhận hữu cơ.

Bài viết cùng chủ đề: 

Tin tức liên quan

0901981789