Thủ tục thành lập Tổ hợp tác theo Quy định mới nhất 2024

Ngày 10/10/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 77/2019/NĐ-CP về Tổ hợp tác. Theo đó, tổ hợp tác do từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng góp tài sản, công sức để làm những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và chịu trách nhiệm. Thành viên của tổ hợp tác có thể là cá nhân, pháp nhân.

Vậy thủ tục thành lập tổ hợp tác được thực hiện như thế nào?

Căn cứ pháp lý thủ tục thành lập tổ hợp tác

Tổ hợp tác là gì?

Tổ hợp tác là một tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác. Tổ hợp tác gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên với tinh thần tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Hợp đồng hợp tác được pháp luật quy định gồm có những nội dung quan trọng như sau:

  1. Mục đích hoạt động, thời hạn hợp đồng hợp tác
  2. Thông tin của cá nhân, pháp nhân tham gia hợp tác (họ tên, nơi cư trú, trụ sở pháp nhân)
  3. Tài sản đóng góp hợp tác (nếu có)
  4. Đóng góp bằng sức lao động (nếu có)
  5. Phương thức phân phối hoa lợi, lợi tức và xử lý lỗ giữa các thành viên
  6. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong tổ hợp tác
  7. Quyền và nghĩa vụ của Tổ trưởng, người điều hành (nếu có)
  8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên (nếu có)
  9. Điều kiện chấm dứt tổ hợp tác
  10. Các thỏa thuận khác (nếu có).

Quy định đặt tên, biểu tượng tổ hợp tác:

Tổ hợp tác có quyền chọn tên, biểu tượng của mình, không trùng lặp với tên, biểu tượng của tổ hợp tác khác trong địa bàn cấp xã.

Tên của tổ hợp tác chỉ bao gồm hai yếu tố sau đây:

  • Loại hình “Tổ hợp tác”;
  • Tên riêng của tổ hợp tác. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho tổ hợp tác. Không được sử dụng các cụm từ gây nhầm lẫn với các loại hình tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam để đặt tên tổ hợp tác.

thu-tuc-thanh-lap-to-hop-tac

Thủ tục thành lập tổ hợp tác

Thành phần hồ sơ:

  • Hợp đồng hợp tác
  • Giấy đề nghị chứng thực thông báo thành lập tổ hợp tác
  • Giấy thông báo thay đổi tổ hợp tác (nếu thực hiện thay đổi)
  • Số lượng hồ sơ: 02 bộ
  • Đại diện các thành viên hợp tác thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thành lập tổ hợp tác tại Ủy ban nhân dân cấp xã (phường) nơi tổ hợp tác dự định thành lập và hoạt động.

Thời gian giải quyết:

  • Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Xem thêm: Trọn bộ hồ sơ đăng ký thành lập Tổ hợp tác Tải về

thu-tuc-thanh-lap-to-hop-tacQuy trình thủ tục thành lập Tổ hợp tác mới nhất 2021

Trình tự thực hiện:

Tổ hợp tác là tổ chức được thành lập trên cơ sở hợp đồng hợp tác được ký kết giữa các thành viên. Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 77/2019/NĐ-CP, quá trình thành lập tổ hợp tác được thực hiện qua 4 bước cụ thể sau:

Bước 1: Soạn thảo Hợp đồng hợp tác

Việc thành lập tổ hợp tác do các cá nhân, pháp nhân có nhu cầu, tự nguyện đứng ra vận động thành lập và tổ chức hoạt động.

Các nội dung chính về thành lập và tổ chức, hoạt động tổ hợp tác được các thành viên tổ hợp tác xây dựng và thống nhất, ghi vào hợp đồng hợp tác. 

Bước 2: Tổ chức ký kết Hợp đồng hợp tác

Hoàn tất soạn thảo hợp đồng hợp tác, các thành viên tổ hợp tác lần lược ký tên vào hợp đồng hợp tác. Tổ trưởng tổ hợp tác hoặc người đại diện thực hiện gửi thông báo về việc thành lập tổ hợp tác (Mẫu I.01) kèm theo hợp đồng hợp tác đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác dự định thành lập và hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc.

Bước 3: Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của tổ hợp tác (nếu có)

Trường hợp tổ hợp tác thay đổi một hoặc một số nội dung về tên, địa chỉ, ngành, nghề sản xuất kinh doanh, tổng giá trị phần đóng góp, người đại diện, số lượng thành viên của tổ hợp tác thì tổ hợp tác gửi thông báo (Mẫu I.01) tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác thành lập và hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi thay đổi.

Bước 4: Xác lập tổ hợp tác

Ủy ban nhân dân cấp xã (phường) lập sổ theo dõi về việc thành lập và hoạt động của tổ hợp tác trên địa bàn của mình (Mẫu II.01); cập nhật các thay đổi và biến động của tổ hợp tác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Hợp đồng hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận, được lập thành văn bản, có chữ ký  100% của thành viên tổ hợp tác. Nội dung hợp đồng hợp tác không được trái với quy định của luật có liên quan, bao gồm các nội dung: Mục đích, thời hạn hợp tác; họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; tài sản đóng góp (nếu có); đóng góp bằng sức lao động (nếu có); phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp đồng hợp tác; quyền, nghĩa vụ của người đại diện (nếu có); điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên (nếu có); điều kiện chấm dứt hợp đồng.

Trên đây là bài chia sẻ của Chất lượng Việt về trình tự thủ tục, hồ sơ thành lập tổ hợp tác theo quy định mới nhất Nghị định 77/2019/NĐ-CP. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc có nhu cầu thành lập tổ hợp tác, Quý khách có thể liên hệ: 0901.981.789 để được tư vấn – hỗ trợ!

Tin tức liên quan

0901981789