Bộ tiêu chí LocalGAP là gì?

LocalGAP là gì? LocalGAP là giai đoạn chuyển tiếp để các doanh nghiệp, nhà sản xuất có cơ hội chuyển sang GlobalGAP”. Đây là công cụ hỗ trợ nâng tầm chất lượng mặt hàng nông sản trong nước, tạo bàn đạp tiến tới hội nhập bền vững vào thị trường toàn cầu.

bo-tieu-chi-localgap-la-giBộ tiêu chuẩn LocalGAP là gì?

VietGAP và GlobalGAP là gì?

VietGAP – Thực hành nông nghiệp duy nhất hiện nay mà nông dân, đặc biệt là nông dân có quy mô sản xuất nhỏ tại Việt Nam, có thể lựa chọn để chứng minh nông sản do mình sản xuất an toàn. Tiêu chuẩn VietGAP do các tổng cục và cục có liên quan, thuộc bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, được thừa nhận trên toàn Việt Nam, bao gồm các phạm vi trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản.

GlobalGAP – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu, là một bộ tiêu chuẩn (tập hợp các biện pháp kỹ thuật) về thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) trên toàn cầu.

Tham khảo: Tổng quan về tiêu chuẩn GlobalGAP là gì?

bo-tieu-chi-localgap-la-gi

VietGAP và GlobalGAP đều là tiêu chuẩn chứng nhận, có chung mục tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, VietGAP tiếp cận dựa trên nhu cầu của quản lý nhà nước, được thừa nhận rộng rãi ở Việt Nam. Còn GlobalGAP dựa trên nhu cầu của nhà bán lẻ quốc tế (được hiểu là thị trường), được thừa nhận rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới (hơn 135 quốc gia).

Chứng nhận GlobalGAP được đa số nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ quốc tế yêu cầu đối với sản phẩm nông thuỷ sản trong chuỗi giá trị xuất khẩu. Với gần 300 yêu cầu liên quan đến bốn vấn đề chính: an toàn thực phẩm; sức khoẻ và an sinh của người lao động; bảo vệ môi trường và sức khoẻ – an sinh vật nuôi (đối với chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản), nên gần như chỉ những trang trại có quy mô lớn và năng lực sản xuất tiến bộ, mới áp dụng thành công tiêu chuẩn GlobalGAP.

Xem thêm: 5 bước thực hiện chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP

LocalGAP là gì?

LocalGAP là chương trình hợp tác giữa hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (DN.HVNCLC) với GlobalGAP để tạo thuận lợi cho nông hộ nhỏ, nhóm chiếm hơn 70% trong cơ cấu nông nghiệp của Việt Nam, có thể tham gia vào thị trường.

Từ năm 2016, hội DN.HVNCLC đã bắt đầu phiên thảo luận đầu tiên với đại diện của GlobalGAP ở Cologne (Đức), về lộ trình để người sản xuất nông nghiệp nhỏ tại Việt Nam có thể tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế.

Năm 2018, trong khuôn khổ hội chợ trái cây và rau Logistica tại Berlin (Đức), đại diện hội DN.HVNCLC đã làm việc với bà Christi Venter, chuyên gia cao cấp của GlobalGAP về chương trình LocalGAP đầu tiên áp dụng cho lĩnh vực trồng trọt. Chương trình tương tự cho hai lĩnh vực chăn nuôi và thuỷ sản dự kiến hoàn tất trong năm 2019.

LocalGAP được chia thành hai mức: cơ bản và chuyển tiếp với trọng tâm tập trung vào an toàn thực phẩm, có bao gồm truy xuất nguồn gốc.

Xem thêm: [Video] LocalG.A.P – Bước đệm cho người yếu thế

bo-tieu-chi-localgap-la-giLocalGAP- nâng tầm nông sản Việt

Theo đó, việc đảm bảo an toàn thực phẩm được thực hiện dựa trên các đánh giá rủi ro và thiết lập các biện pháp kiểm soát phù hợp. Còn các yêu cầu liên quan đến môi trường, sức khoẻ và an sinh người lao động được giảm đến mức thấp nhất cho phù hợp với năng lực của nông hộ sản xuất nhỏ.

Tham gia chứng nhận LocalGAP, thông tin của nông hộ sẽ được cập nhật trên cơ sở dữ liệu của GlobalGAP. Phía hội DN.HVNCLC đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng với GlobalGAP để triển khai chương trình chứng nhận LocalGAP, chậm nhất cuối quý 1/2019 là có thể bắt đầu.

Phiên bản tiếng Việt của LocalGAP đã sẵn có, nông hộ quan tâm có thể liên hệ trực tiếp với ban quản lý dự án chương trình HVNCLC – Chuẩn hội nhập ngành thực phẩm để được cung cấp tài liệu.

Như vậy, kể từ năm 2019, bên cạnh chứng nhận VietGAP, nông dân có thể chọn chứng nhận LocalGAP như một đảm bảo cho nông sản an toàn. Với uy tín toàn cầu của GlobalGAP, chương trình LocalGAP sẽ nâng cấp năng lực sản xuất của nông dân Việt, cũng như cấp “thị thực” vào thị trường hội nhập của nông sản Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục:

Làm thế nào để được chứng nhận GlobalGAP?

Đăng ký giấy chứng nhận GlobalGAP

GlobalGAP thủy sản

Chứng nhận GlobalGAP nho

Chứng nhận VietGAP trồng trọt

Chứng nhận VietGAHP chăn nuôi

Chứng nhận VietGAP thủy sản

Tin tức liên quan

0901981789