GlobalGAP là một tổ chức toàn cầu. Mục tiêu cốt lõi là xây dựng nền nông nghiệp an toàn, bền vững trên thế giới. Họ đặt ra các tiêu chuẩn tự nguyện để chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp trên toàn cầu. Ngày càng có nhiều nhà sản xuất, nhà cung cấp và người mua kết hợp hài hòa các tiêu chuẩn của mình với bộ tiêu chuẩn GlobalGAP.
GlobalGAP là gì?
GlobalGAP là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practice). Với mục tiêu tiên quyết tạo nên nền nông nghiệp an toàn và bền vững toàn cầu, các tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng nhằm chuẩn hóa quy trình sản xuất nông nghiệp trong 3 lĩnh vực:
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
- Thủy sản
Ngày càng có nhiều nhà sản xuất, nhà cung cấp và người mua kết hợp hài hòa các tiêu chuẩn của mình với bộ tiêu chuẩn GlobalGAP.
Xem thêm: Tổng quát về Tiêu chuẩn GlobalGAP là gì?
Lợi ích mà bộ tiêu chuẩn GlobalGAP mang lại
Hiện nay, chứng nhận GlobalGAP là tấm vé để nhà sản xuất vươn ra thị trường thế giới. Phần lớn các nhà bán lẻ trên thị trường ngày nay đều yêu cầu một số tiêu chuẩn nhất định, nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững. Chứng nhận GlobalGAP giúp chứng minh tính an toàn và bền vững của nguồn thực phẩm sản xuất từ nông trại.
9 lợi ích của nhà sản xuất khi đạt tiêu chuẩn GlobalGAP:
- Tiêu chuẩn GlobalGAP giúp tăng giá trị sản phẩm vì nó tương ứng với bộ tiêu chuẩn quốc tế
- Mở rộng thị trường, đa dạng hóa khách hàng, như cung cấp phân phối trong và ngoài nước
- Giảm thiểu rủi ro liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm khi được chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP
- Cải tiến quy trình sản xuất và quản lý nông nghiệp
- Gây dựng niềm tin với khách hàng trong loại hình kinh doanh thương mại điện tử (B2B)
- Lợi ích của người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP
- Tiếp cận đến nguồn thực phẩm sạch và chất lượng
- Bảo đảm sức khỏe với các loại thực phẩm đạt tiêu chuẩn toàn cầu
- Có thể truy xuất nguồn gốc sản xuất của các sản phẩm đạt chuẩn GlobalGAP
Tiêu chuẩn GlobalGAP cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Độ an toàn, nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm
- Thân thiện với môi trường (bao gồm sự đa dạng sinh học)
- Điều kiện làm việc, sức khỏe và an toàn lao động của người sản xuất
- Cách thức nuôi dưỡng và điều kiện sinh sống của vật nuôi
- Các tiêu chuẩn về “Quản lí cây trồng tổng hợp” (ICM), “Quản lí dịch hại tổng hợp” (IPC), “Hệ thống quản lí chất lượng” (QMS), và “Hệ thông phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn” (HACCP)
Một trong các mục tiêu chính của tiêu chuẩn GlobalGAP là hạn chế tối đa việc sử dụng các loại phân bón khi canh tác, để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nông nghiệp đối với môi trường xung quanh và duy trì tuổi thọ đất nông nghiệp.
Tham khảo: Tiêu chuẩn HACCP là gì?
Làm thế nào để được chứng nhận GlobalGAP?
Bước 1: Trang trại cần tải về các tài liệu cần thiết được ban hành bởi GlobalGAP (globalgap.org)
Bước 2: Áp dụng các điểm kiểm soát cần thiết trong Control Point and Criteria Compliance (CPCCs)
Bước 3: Tự đánh giá nội bộ/ Kiểm tra nội bộ theo các điểm kiểm soát
Bước 4: Đăng ký chứng nhận GlobalGAP với tổ chức chứng nhận của Việt Nam
Bước 5: Nhận chứng chỉ GlobalGAP nếu tuân thủ 100% các điểm Chính yếu (Major Must) và ít nhất 95% các điểm Thứ yếu (Minor Must).
Cùng chuyên mục: